Tên 150 Vị Thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền.

Thuốc Bắc là cách gọi  ở Việt Nam tên các vị thuốc Đông Y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y Học Cổ Truyền Việt Nam.

Đôngytinhhoa.vn thống kê “ Tên 150 vị thuốc Bắc trong Y Học Cổ Truyền.” Giúp bạn có kiến thức về Y học cổ truyền. Dựa tên tác dụng điều trị, tính chất mà chia các vị thuốc Bắc thành các nhóm thuốc.

1. Nguồn gốc của thuốc Bắc ( Thuốc Đông Y).

Thuốc Bắc hay thuốc Y Học Cổ Truyền gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vât và một số chế phẩm sinh học.

Ở Việt Nam, trước kia các vị thuốc thường dùng đều phải nhập. Hiện nay nước ta đã tìm và xác định theo khoa học được nhiều cây thuốc có trong nước, một số vị thuốc đã di thực được như: sinh địa, bạch truật, huyền sâm, bạch chỉ… Một số vị thuốc do điều kiện đất đai thổ nhưỡng chưa di thực được.

Various traditional Chinese Medicine.
Various traditional Chinese Medicine.Thuốc Y Học Cổ Truyền.

2. Thu hái, bảo quản thuốc Bắc ( Thuốc Y Học Cổ Truyền).

Thu hái.
Các bộ phần thuốc có thời kỳ sinh trưởng  nhất định nên thời gian thu hái khác nhau để đảm bảo tỷ lệ hoạt chất các nhất.

Gốc,rễ, củ: đầu xuân cuối thu, mùa đông luýc cây khô héo hoạt chất tập trung tại eex.

Mầm, lá: mùa xuân hè.

Hoa thu hái lúc ngậm nụ hoặc bắt đầu nở như hoa cúc, kim ngân hoa.

Quả: thu hái lúc đã chín.

Hạt: thu hái lúc quả thật chín.

Bảo quản.
Tránh ẩm thấp, nóng, ánh sáng mặt trời, sâu mọt, cần đậy kín thuốc có tinh dâu, phơi chỗ râm ( âm can).

3. Sự quy kinh của thuốc Y Học Cổ Truyền.

Quy kinh là tác dụng đặc biệt của các bộ phận khác nhau của cơ thể, tuy về tính năng dược vật (khí, vị, bổ, tả) có thể giống nhau, nhưng tác dụng chữa bệnh ở các vị trí có thể khác nhau.

Muốn cho thuốc vào tạng Can chọn hoặc sao tẩm màu xanh, vị chua
Muốn cho thuốc vào tạng Tâm chọn hoặc sao tẩm màu đỏ, vị đắng.
Muốn cho thuốc vào tạng Tỳ chọn hoặc sao tẩm màu vàng, vị ngọt.
Muốn cho thuốc vào tạng Phế chọn hoặc sao tẩm màu trắng, vị cay.
Muốn cho thuốc vào tạng Thận chọn hoặc sao tẩm màu đen, vị mặn.

Tính, vị của thuốc Đông dược:
Tính: có 4 tính
Hàn (lạnh), Lương (mát)
Ôn (ấm), Nhiệt (nóng).
Có những vị không lạnh, không mát, không nóng, không ấm được gọi là tính Bình.

Vị: có 5 vị.
Toan = chua
Khổ = đắng
Cam = ngọt
Tân = cay
Hàm = mặn
Có những vị thuốc không thuộc trong 5 ngũ vị trên được gọi là Đạm.

cac-loai-cay-bac-ha-3
Cây bạc hà.

4. DANH MỤC 150 VỊ THUỐC BẮC THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.

1. Thuốc giải biểu – 27 vị.

Thuốc phát tán phong hàn (5 vị): Quế Chi, Sinh khương, Tía Tô, Kinh Giới, Bạch Chỉ.

Thuốc phát tán phong nhiệt (6 vị): Cát căn, Bạc Hà, Tang diệp, Cúc Hoa, Lá cây Cối Xay, Mạn Kinh Tử.

Thuốc phát tán phong thấp (16 vị): Thương Nhĩ Tử, Hy Thiêm Thảo, Tang Chi, Tang Ký Sinh, Thiên Niên Kiện, Ngũ gia Bì, Dây Đau Xương, Uy Linh Tiên, Cây Xấu Hổ, Lá Lốt, Thổ Phục Linh, Thương Truật, Phòng Phong , Khương Hoạt (bắc), Độc Hoạt.

2. Thuốc thanh nhiệt – 30 vị.

Thuốc thanh nhiệt tả hoả ( chữa sốt cao) (6 vị): Thạch Cao, Chi tử, Trúc Diệp, Lô Căn, Thảo Quyết Minh, Hạ Khô Thảo (bắc).

Thuốc thanh nhiệt giải độc (6 vị): Kim Ngân hoa, Bồ Công Anh, Xạ Can, Sài Đất, Ngư Tinh Thảo, Cỏ Mần Trầu.

Thuốc thanh nhiệt táo thấp (9 vị): Nhân Trần, Hoàng liên, Phèn Đen, Nha đảm tử(Sầu Đâu Rừng), Vàng Đằng, Khổ Sâm, Cỏ Sữa, Hoàng Bá Nam, Xuyên Tâm Liên.

Thuốc thanh nhiệt giải thử (4 vị): Liên Diệp, Nước Ép Dưa Hấu, Hương Nhu Tía, Bạch Biển Đậu.

Thuốc thanh nhiệt lương huyết (5 vị): Sinh Địa, Huyền Sâm, Bạch mao căn, Hạn Liên thảo(Cỏ Nhọ Nồi), Địa Cốt Bì.

 

Bồ Công Anh Trung Quốc (Taraxacum officinale F. H. Wigg)
Bồ Công Anh Trung Quốc (Taraxacum officinale F. H. Wigg).

3. Thuốc trừ hàn – 8 vị.

Thuốc trừ hàn (6 vị): Can Khương, Thảo Quả, Ngải Cứu, Củ Riềng (Cao Lương Khương), Đại Hồi, Xuyên Tiêu.

Thuốc hồi dương cứu nghịch (2 vị): Phụ Tử Chế, Nhục Quế.

4. Thuốc lợi tiểu (7 vị).

Mã Đề, Ý Dĩ, Đăng Tâm, Tỳ Giải, Trạch Tả, Kim Tiền Thảo, Thông Thảo

5. Thuốc hành khí (7 vị).

Hương Phụ, Chỉ Xác, Đại Phúc Bì, Chỉ Thực, Sa Nhân, Trần Bì, Hậu Phác

6. Thuốc hoạt huyết (9 vị).

Ích Mẫu, Đào Nhân, Tạo giác thích (Gai Bồ Kết), Nga Truật, Ngưu Tất, Xuyên Khung, Bồ Hoàng, Khương Hoàng, Tô Mộc.

7. Thuốc an thần (7 vị).

Bá Tử Nhân, Lá Vông, Thạch Quyết Minh, Lạc Tiên, Liên tâm(Tâm Sen), Long Nhãn, Mẫu Lệ.

8. Thuốc cầm máu (7 vị):

Tam Thất (bắc), Bạch Cập, Huyết Dư, Trắc Bá Diệp, Ô Tặc Cốt (Mai Mực), Liên ngẫu(Ngó Sen), Hoa Hoè.

9. Thuốc chữa ho và long đờm (10 vị).

Tỳ bà diệp (Lá Nhót Tây), Húng Chanh, Bán Hạ Chế, Bách Bộ, Bạch Quả (bắc), Tang bạch bì, Trúc nhự (Tinh Tre), La bặc tử, Hạnh Nhân, Lá Hẹ.

10. Thuốc tiêu hoá thức ăn ( tiêu thực đạo trệ) (3 vị) .

Sơn Tra, Thần Khúc, Kê Nội Kim.

11. Thuốc nhuận tràng (3 vị).

Ma nhân(Vừng Đen), Cây Muồng Trâu, Mơ Tam Thể

12. Thuốc cầm ỉa chảy (4 vị).

Ô Mai, Thạch Lựu bì, Búp Ổi, Nụ Sim

 

13. Thuốc chữa di tinh – chữa đái dầm (4 vị).

Kim Anh Tử (bắc), Khiếm Thực(bắc), Tang Phiêu Tiêu, Liên nhục.

14 .Thuốc bổ (24 vị). 

Thuốc bổ âm 5 vị: Sa Sâm, Thiên Môn, Mạch Môn, Thạch Hộc, Kỷ Tử (bắc).

Thuốc bổ dương 8 vị: Cẩu Tích, Cáp giới (Tắc Kè), Thỏ Ty Tử, Ích Trí Nhân, Ba Kích, Tục Đoạn, Đỗ Trọng (bắc), Cốt toái bổ.

Thuốc bổ khí 5 vị: Đảng Sâm, Hoài Sơn, Đại Táo(bắc), Bạch Truật, Hoàng Kỳ.

Thuốc bổ huyết 6 vị: Thục Địa, Hà Thủ Ô Đỏ, Đương Quy(bắc), Tang Thầm, Kê Huyết Đằng, Bạch Thược(bắc).

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Hà thủ ô trắng có tác dụng gì? Cách phân biệt Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ.

Cây tía tô và 10+ công dụng của cây tía tô.

Rau ngót và 15+ công dụng của cây rau ngót.

150 Vị thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan