Cây tía tô và 10+ Công dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô.

Cây tía tô từ bao đời nay được biết đến là một loại rau thơm có trong bữa ăn thường ngày của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, tía tô còn được biết đến là một vị thuốc chữa cảm sốt hiệu nghiệm. Tuy nghiên không phải ai cũng hiểu hết về cây tía tô. Bài viết của Đôngytinhhoa.vn dưới đây về Cây tía tô và 10+ Công dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô sẽ cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin để hiểu biết đầy đủ về cây tía tô.

 1. Cây tía tô và đặc điểm của cây tía tô

Cây tía tô còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh ( tên khoa học là Perilla ocymoides L).

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae ( Labiatae).

1.1 Mô tả cây tía tô

Tía tô là loại cây mọc quanh năm cao chừng 0,5-1,5 m. Thân tía tô thẳng đứng, có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mé có răng cưa to; phiến lá dài từ 4-12cm, rộng 2,5-10cm, màu tím hoặc xanh tím, trên có lông màu tím.

Cuống lá ngắn từ 2-3cm. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm dài từ 6-20cm. Quả là hạch nhỏ, hình cầu, đường kính 1mm, màu nâu nhạt, có mạng.

Phân biệt tía tô làm 2 loại: Tía tô có lá màu tím hung và tía tô có lá màu lục chỉ có gân màu hung.

cay tia to 3
Cây tía tô

1.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Tía tô được trồng phổ biến ở khắp Việt Nam, khắp các nước ở Đông Nam Á để làm gia vị hoặc làm thuốc. Trồng tía tô bằng hạt, chọn những cây to khoẻ, không có sâu bệnh.

Cây tía tô trồng để lấy hạt hoặc lấy lá thì cách thu hoạch khác nhau: Thông thường 1 cây tía tô chỉ hái 2-3 lần lá, lúc hái nên hái lá già. Cây tía tô hái lá xong để nguyên đợi có quả già và hái hạt nhưng những cây hái lá thì hạt ít hoặc nhỏ. Vì vậy sau khi hái hết lá người ta chặt cây ra trồng cây khác. Cành cây chặt ra làm thuốc Đông Y với tên tô ngạnh.

Những cây để lấy hạt làm giống hay làm thuốc thì không hái lá. Các bộ phận dùng làm thuốc như hạt, cành, lá đều được thu hoạch về phơi hoặc sấy khô để dùng.

1.3 Thành phần hoá học

Trong toàn cây tía tô có chứa 0,5% tinh dầu thiên nhiên. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là perilla andehyt C10H14O, (55%), limonen (20-30%), a- pinen và dihydrocumin C10H14O. Chất perilla andehyt có mùi thơm đặc biệt của tía tô. Chất màu trong lá tía tô là este của chất xyanin clorit C27H31O16 Cl. Ngoài các chất trên trong tía tô còn chứa adenin C5H5N5  và acginin C6H14N4O2.

Trong hạt tía tô có 45-50% chất dàu lỏng, màu vàng có mùi và vị của dầu lanh (huilede lin), thuộc loại dầu khô, có chỉ số iôt vào loại cao nhất.

2. Công dụng và liều dùng, tác dụng chữa bệnh của tía tô

Trong Đông Y, Tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có tác dụng chính là phát tán phong hàn vì vậy tía tô là vị thuốc chữa cảm sốt rất hiệu quả. Ngoài ra còn có tác dụng giải uất, hoá đờm, an thai, giải độc của cua cá.

hoa va qua cay tia to
Hoa và quả cây tía tô

Cây tía tô có tác dụng chữa bệnh nên được dùng nhiều trong các vị thuốc Nam.Các vị thuốc từ cây tía tô:

Tử tô tử là quả tía tô chín phơi hoặc sấy khô.

Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hoặc sấy khô: chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Tử tô diệp là lá tía tô phơi hoặc sấy khô: tác dụng ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, chữa ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn tôm cá.

Tô ngạnh là cành non hoặc cành già của tía tô phơi hoặc sấy khô: chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa động thai, giải độc cua cá.

Liều dùng hàng ngày: Lá và hạt ngày uống 3-10g, cành ngày uống 6-20g dưới dạng thuốc sắc.

Dầu hạt tía tô: Ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản  dùng trong kỹ ngề vẽ đồ sứ, thực phẩm. Đặc biệt ở Nhật Bản và Triều Tiên trước đấy sản xuất tớ 60.000 tấn dầu để quét lên dù làm dù và giấy để chống thấm nước.

3. Các công dụng chữa bệnh và đơn thuốc cụ thể chữa bệnh của tía tô.

Dưới đây là 10+ công dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô:

3.1 Chữa cảm mạo, sốt, đau đầu, đau khớp xương.

Bài thuốc cụ thể: Lá tía tô, nhân sâm, trần bì, chỉ xác, cát cánh, mộc hương, cam thẻo, can khương, bán hạ, tiền hồ mỗi vị 2g, nước 600 ml

Cách làm: Sắc các vị thuốc trên còn 200m nước

Cách dùng: Uống 3 lần trong ngày, giải phong hàn và đau nhức hiệu quả.

3.2 Chữa trúng độc đau bụng do ăn cua cá.

Bài thuốc cụ thể: Tía tô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600ml

Cách làm: Sắc các vị thuốc trên còn 200m nước

Cách dùng: Uống 3 lần trong ngày, uống nóng

3.3 Chữa trúng độc, ngộ độc khi ăn cua cá.

Bài thuốc cụ thể: Giã lá tía tô tươi lọc vắt lấy nước hoặc sắc lá khô (10g)

Cách làm: Lọc lấy 150-200 ml nước tươi hoặc sắc lấy 200ml nước

Cách dùng: uống nóng, chia 3 lần 1 ngày

3.4 Chữa viêm khớp dạng thấp.

Tía tô có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa ung thư và tăng cường miễn dịch trong việc điều trị các bệnh mãn tính.

3.5 Giảm đau bụng kinh.

Tía tô có tác dụng giảm đau hiệu quả khi bị đau bụng kinh ở phụ nữ, sắc lấy nước uống hoặc uống lá tươi có thể kết hợp uống cùng lá mần tưới.

3.6 Chữa cảm mạo.

Khi bị cảm có thể giải cảm nhanh chóng bằng tía tô với các cách sau:

Cách 1: Nấu cháo trắng hoặc cháo thịt cho tía tô và hành lá, ăn nóng, giúp ra mồ hôi, giải cảm.

Cách 2: Vò lá tía tô hoà với tinh dầu tràm hoặc dầu gió trong nước nóng, xông hơi. Sau khi xông nước còn ấm thì có thể rửa mặt hoặc ngâm chân.

Cách 3: Uống nước tía tô giã hoà với nước sôi, uống nóng.

cong dung cua cay tia to
Công dụng của cây tía tô

3.7 Hỗ trợ giảm cân.

Trong tía tô chứa tinh dầu làm giảm cholesteron và các chất béo hiệu quả. Uống khoảng 100-150 ml nước sắc tía tô trong 7-10 ngày hỗ trợ giảm béo rất tốt.

3.8 Giảm tình trạng đau dạ dày.

Lá tía tô giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, trào hơi, khó tiêu, ngăn ngừa trào ngược và giúp tiêu hoá hiệu quả.

3.9 Chữa và hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Dầu hạt tía tô giúp tăng khả năng hô hấp và lưu thông khí, có lợi cho bệnh hen suyễn.

3.10 Chống viêm, chống dị ứng hiệu quả.

Khoa học chứng minh lá tía tô có hiệu quả trong việc chống viêm, chống dị ứng do trong lá tía tô chứa Acid Alpha- lieolic, Acid Rosmarinic và Luteolin, Quercetin, Perilla có khả năg ngăn chặn trực tiếp quá trình giải phóng histamine từ tế bào, giảm Cytokine gây viêm và dị ứng.

3.11 Chống oxy hoá, làm đẹp da

Tía tô chứa Aldehyde là chất chống oxy hoá giúp ngăn tổn thương do các gốc tự do gây ra với tế bào da của bạn.

Chính vì vậy ngoài công dụng chữa bệnh thì tía tô được sử dụng để làm đẹp da hiệu quả. Tía tô còn chứa các vitamin và dưỡng chất  giúp da mịn màng và trắng hồng tự nhiên, giảm nếp nhăn, lão hoá.

3.12 Tía tô tốt cho phụ nữ có thai.

Lá tía tô có tác dụng hiệu quả giúp phụ nữ có thai giảm tình trạng đau nhức, sưng phù ở chân, giải cảm, chữa bệnh cảm lạnh mà không cần dùng kháng sinh. Dùng tía tô thường xuyên an toàn cho bé mà không có tác dụng phụ gì với bà bầu.

Phòng chống bệnh tim, các bệnh tai biến do đột quỵ và ngăn ngừa ung thư

Giống như lá vốirau ngót , dầu tía tô có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết khối, sơ vữa động mạch, chống đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả.

3.13 Tía tô chữa bệnh gout.

Tía tô có chứa chất làm giảm hiệu quả Enzym xanhthine oxydase là nguyên nhân hình thành acid uric gây ra gout. Ngoài ra tía tô còn giúp giảm đau hiểu quả cho bệnh nhân bị bệnh gout. Vì vậy người bị gout nên ăn thường xuyên lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày hoặc sắc nước lá tía tô uống sẽ giúp cải thiện bệnh gout.

Bài viết trên ngoài cung cấp thông tin cho bạn về công dụng chữa bệnh của tía tô mà còn giúp bạn hiểu hơn về thảo dược này và có các cách vận dụng dùng các bài thuốc về tía tô và dùng trong thực đơn hàng ngày thêm hiệu quả trong phòng và điều trị các bệnh bằng Đông Y.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

Tổng hợp 15+ công dụng chữa bệnh của cây rau ngót và những lưu ý khi sử dụng.

Lá vối với 9 công dụng tuyệt vời của lá vối và những lưu ý khi dùng lá vối.

Yến sào: thuốc bổ vàng của Đông Y với 7 tác dụng tuyệt vời của yến sào

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan