Cây hồng hoa và những tác dụng mà ít ai biết.

Hồng hoa hay hoa rum hay hạt kham (danh pháp hai phần: Carthamus tinctorius L) là loài thực vật thuộc họ Cúc. Cây cao từ 30 cm đến 150 cm, cụm hoa đầu hình cầu bao gồm các hoa màu vàng tươi hay màu da cam hoặc đỏ. Hồng hoa có nhiều tác dụng như: dùng làm dầu ăn, chế biến bơ thực vật, làm thuốc nhuộm vải và làm son môi và còn là một vị thuốc Đông Y. Hôm nay dongytinhhoa.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về loại cây này nhé.

1. Mô tả cây hồng hoa

Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng chừng 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Hoa hồng hoa mọc ở ngọn thân, bao ngoài là lá, mép có gai, những lá bên trong nhỏ hơn hình trứng, hoa màu đỏ thẫm nằm dính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy, nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy, mào lông không thấy có. Quả nhỏ, không quá to, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Tại Việt Nam và Trung Quốc thường gặp loại hoa màu đỏ nên mới có tên là hồng hoa.

Cây hồng hoa

2. Cây hồng hoa được tìm thấy ở đâu?

Giống Hồng hoa quý và tốt nhất là Hồng hoa Tây Tạng. Hồng hoa còn được trồng ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Đức, Pháp, Nhật…

Tại Trung Quốc: Hồng hoa trồng ở vùng Tứ Xuyên, Hà Nam, An Huy là giống tốt nhất. Những thứ ở Vân Nam là nhì.

Ở Việt Nam, cây trước đây được trồng nhiều ở tỉnh Hà Giang, Lào Cai, lân cận Hà Nội.

Khi hái thì hái vào lúc hoa có màu hồng và lúc hoa đủ tuổi, nhiều hoạt chất, phơi trong mát.

3. Thành phần hóa học của hồng hoa

Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglvcon gồm 2 đơn vị carthamidin và isocarthamidin. Ngoài carthamin còn có một số sắc tố màu vàng là saflor yellow A, sailor yellow B và saflomin A.

Hạt chứa serotobenin, N-feruloyltrvptamin và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, luteolin – 7 – o – p – o – glucopyranosid, p – sitosterol, p – sitosterol -3-0 – p – D – glucopyranosid, nhiều acid carboxylic: acid lauric, acid myristic, acid palmitic, acid linoleic, acid arachidic và acid oleic, 15a, 20p – dihydroxy – pregn – 4 – en – 3 – on diglucosid.

Khi hạt hồng hoa nảy mầm xuất hiện một số dẫn chất polyacetylen : 1-tridecen – 3,5,7,9 – 11 – pentayn; (11Z) – trideca – 1,11 – dien – 3,5,7,9 – tetrayn; (3Z, 11Z) – trideca – 1,3,11 – trien – 5,7,9 – triyn; (3E, 5Z, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7,9 – diyn và (3Z, 5E, 11E) – trideca – 1,3,5,11 – tetraen – 7 – 9 – diyn. Hạt chín không có các dẫn chất polyacetylen này. Trong các tế bào nuôi cấy của hồng hoa có ubiquinon 9. Hồng hoa còn có polysaccharid.

4. Công dụng và liều dùng của hồng hoa trong Đông Y

4.1. Tác dụng của hồng hoa

Dùng chữa ùn ứ kinh, đau kinh, ứ máu sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Đôi khi hồng hoa được sử dụng để uống cho ra thai đã chết trong bụng. Trong đó, dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày khi kết hợp với các vị thuốc khác.

Cây hồng hoa còn dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm màu thực phẩm. Phụ nữ có thai không nên sử dụng hồng hoa. Dịch ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt.

Chữa một số bệnh khác như là chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp, sỏi đường tiết niệu, chữa chàm, phòng chống nổi ban, sởi,…) khi kết hợp với các dược liệu khác.

4.2. Liều dùng và bài thuốc về hồng hoa

Trị bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau khi sinh nhau không xuống, dùng bài:

  • Hồng hoa tửu: hồng hoa 10g sắc với rượu, ngày uống 3 lần, trị đau bụng kinh.
  • Hồng hoa 3g, ích mẫu thảo 15g, sơn tra 10g sắc uống trị sau khi sinh nhau máu xấu không ra hết.

Trị đau sưng do chấn thương ngoại khoa:

  • Hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy đều 10g, đại hoàng 8g sắc uống.

Trị loét thành tá tràng:

  • Dùng hồng hoa 60g, đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang.

Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông gây đau bụng:

  • Hồng hoa, Duyên hồ sách, Đương quy, Sinh địa, Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung. Sắc nước uống. Hoặc tán ra luyện mật làm hồ để làm thành viên uống.

Chữa người bị chứng thối tai:

  • Dùng Hồng hoa cùng với Bạc hà và nước cốt của lá Kim ty hà diệp cho vào một chút phèn phi, tán ra thành bột nhỏ để thổi vào trong lỗ tai.

Chữa các chứng sưng đau:

  • Dùng Hồng hoa tươi mà hoa đã chín đỏ, giã vắt lấy nước cốt uống (Ngoại đài bí yếu phương).

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan