Hà thủ ô trắng có tác dụng gì? Cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ.

Trong Đông Y, hà thủ ô được biết đến là một vị thuốc bổ có nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên có hai vị đó là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng có nhiều tác dụng giống hà thủ ô đỏ nhưng hà thủ ô đỏ lại có tác dụng bổ hơn do đó giá bán khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi nói về tác dụng của hà thủ ô trắng và cách phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ để tránh bị nhầm lẫn.

1. Hà thủ ô trắng.

Hà thủ ô trắng còn gọi là hà thủ ô nam, bạch hà thủ ô, củ vú bò, dây sữa bò, dây mốc, cây sừng bò, cây đa lông, khâu cần cà (Thổ), khâu nước (Lạng Sơn), mã liên an, ma lìn ón, Khua mak ting ning (Lào), Khua khao (Luang prabang), chừa ma sìn (Thái).

Tên khoa học: Streptocaulon juventas (Lour) Merr.

Thuộc họ thiên lý Aslepiadaceae.

cay-ha-thu-o-trang-Streptocaulon juventas
Cây hà thủ ô trắng- Streptocaulon juventas

1.1 Đặc điểm cây hà thủ ô trắng.

Hà thủ ô trắng là một loại dây leo dài từ 2 đến 5m.

Thân và cành màu hơi đỏ hoặc nâu đỏ, có rất nhiều lông, khi về già thì nhẵn dần.

Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy tròn hoặc hơi hình nón cụt, có lông mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cũng có lông ngắn hơn.

Phiến lá dài từ 4 đến 14cm, rộng từ 2 đến 9cm, cuống là dài từ 5 đến 8cm cũng có nhiều lông.

Hoa của hà thủ ô trắng có màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông. Quả đại tách đôi ngang ra trông như sừng bò (do đó có người gọi là cây sừng bò).

Quả hà thủ ô trắng hình thoi, màu xám, nhiều lông, dài từ 7 đến 11cm, rộng 8mm. Hạt dẹt, phồng ở lưng, dài từ 5 đến 7mm, rộng 2mm, có chuòm lông mịn dài 2cm.

Vì cây hà thủ ô trắng có nhiều lông trông như mốc nên có nơi còn gọi là dây mốc.

Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra thứ nhựa trắng như sửa nên có tên cây sữa bò.

Tên Mã liên an có nghĩa là ngựa liền với yên, vì người ra kể rằng xưa có một ông tướng cưới ngựa đang đi bỗng bị cảm chết, được một người dùng cây ày chữa sống lại liền biếu cả ngựa và yên để tạ ơn.

cu-ha-thu-o-trang
Củ hà thủ ô trắng.

1.2 Phân bố, thu hái và chế biến hà thủ ô trắng.

Cây hà thủ ô trắng mọc hoang ở khắp những đồi núi trọc ở nước ta. Thường mọc ở những nơi đồi đất cứng như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Rễ của hà thủ ô trắng dài mẫn và trắng, giữa có lõi trông như củ sắn nhưng có vị đắng.

Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa đông hoặc đầu xuân. Đào củ về thái mỏng, phơi khô.

2. Công dụng của hà thủ ô trắng và liều dùng.

Trong Đông Y ở Việt Nam, hà thủ ô trắng tuy là vị thuốc không bổ bằng hà thủ ô đỏ nhưng từ lâu các thầy thuốc đã coi hà thủ ô trắng có cùng công dụng của hà thủ ô đỏ là làm cho người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hoá đen.

Các công ty dược liệu vẫn thu mua và bán chung với hà thủ ô đỏ. Trong các đơn thuốc thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ ô trắng. Có khi để nguyên không chế biến mà dùng. Nhưng cũng có khi chế biến như với hà thủ ô đỏ.

2.1 Liều dùng và cách dùng và công dụng như hà thủ ô đỏ.

Xem  Liều dùng và công dụng cũng như cách dùng hà thủ ô đỏ. Tại Đây.

2.2 Chữa cảm sốt, cảm nắng và sốt rét.

Tại các vùng dân tộc, trong thời kỳ kháng chiến đã dùng củ và thân lá hà thủ ô trắng để chữa cảm sốt, cảm nắng và sốt rét. Theo lời kể, vào năm 1945 khi bác Hồ bị cảm nặng được một ông lang người dân tộc dùng củ này để chữa khỏi. Cho nên bác Hồ đã dặn các chiến sĩ khi thấy cây này thì hái mang theo bên mình phòng khi dùng đến.

2.3 Dùng gọi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Hà thủ ô còn một công dụng giống với chè vằng là lợi sữa. Có nơi dùng cây hà thủ ô trắng đề sắc với nước cho phụ nữ đẻ mà không có sữa uống để ra sữa.

3. Phân biệt hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô trắng.

Còn gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và tác dụng không tốt cho cơ thể bằng hà thủ ô đỏ.

Củ hà thủ ô trắng có đường kính nhỏ chỉ từ 1 đến 3 cm, trong ruột có màu trắng và nhiều nhựa. Hà thủ ô trắng không có màu tím.

Hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô đỏ, là vị đúng, được Trung Quốc và Nhật Bản coi là vị chính thức. Hà thủ ô đỏ có hình dáng gần giống với củ khoai lang. Mặt ngoài màu nâu đỏ. Có nhiều lồi lõm, cứng chắc và rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, Lớp bên trong màu hồng có nhiều bột. Ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột màu nâu hồng, không có mùi, vị đắng chát.

Hà thủ ô đỏ là loại sống lâu năm nên đường kính củ lớn, to hơn hà thủ ô trắng rất nhiều. Đường kính từ 8 đến 15cm, củ to bên trong ruột có màu đỏ, tím đỏ, có lõi gỗ ở giữa.

phan biet ha thu o do va ha thu o trang
Phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.

4. Phân biệt Củ nâu và hà thủ ô đỏ. 

Do hà thủ ô là vị thuốc bổ nên được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên hiện nay có nhiều người dùng củ nâu để lừa đảo, bán với giá của hà thủ ô đỏ.

Củ nâu bên trong không có lõi gỗ như hà thủ ô đỏ. Vỏ ngoài củ hà thủ ô nhẵn và có những đường vân nổi ở phía bên ngoài.

Củ nâu vỏ ngoài sần sùi, đường vân không rõ ràng. Củ nâu dài và nhỏ hơn củ hà thủ ô đỏ. Ruột bên trong củ nâu có màu tím sẫm hơn ruột củ hà thủ ô đỏ.

 

phan-biet-ha-thu-o-do-va-cu-nau
Phân biệt hà thủ ô thật và củ nâu

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

Toàn bộ tác dụng vi diệu của hà thủ ô đỏ với sức khoẻ con người.

Tác dụng của nấm linh chi và cách sử dụng để biến nấm linh chi thành thần dược.

Cây ba kích với tác dụng chữa bệnh thần kì mà bạn cần biết.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan