Cây ba kích với toàn bộ công dụng chữa bệnh thần kì mà bạn cần biết.

Trong Đông Y, cây ba kích từ lâu được biết đến là một vị thuốc bổ đặc biệt của nam giới giúp cường kiện, tráng dương, tốt cho sức khoẻ. Ngày nay, ba kích được sử dụng ngày càng nhiều với các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về loại thần dược này. Bài viết dưới đây của Đôngytinhhoa.vn sẽ cung cấp cho các bài đầy đủ thông tin về loại thần dược này và các lưu ý khi sử dụng để bạn có thể sử dụng tốt nhất cho sức khoẻ bản thân và gia đình.

1. Cây ba kích.

mo ta cay ba kich
                                           Mô tả cây ba kích

Cây ba kích tên gọi khác là ba kích thiên, cây ruột gà, chẩu phóng xì, thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích.

Tên khoa học là Morinda offcinalis How.

Khi sử dụng thường lấy rễ phơi hoặc sấy khô của ba kích.

2. Đặc điểm của ba kích.

2.1 Mô tả cây ba kích.

Ba kích là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thân leo.

Lá mọc đối, cứng nhọn có chiều dài từ 6 đến 14cm, chiều rộng từ 2,5 đến 6cm, hình mác, non có màu xanh, về già có màu trắng mốc.

• Hoa ba kích lúc đầu màu trắng, sau vàng, mỗi hoa có từ 2 đến 10 cánh, 4 nhị.

• Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ.

2.2 Phân bố, thu hoạch và chế biến ba kích.

Ba kích mọc hoang nhiều ở ven rùng, trên đồi rậm, bãi hoang.

Ba kích mọc ở nhiều tỉnh ở Việt Nam như: Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh, bắc Giang.

Hiện nay do nhu cầu sử dụng ba kích nhiều nên được nghiên cứu trồng theo quy mô lớn để chế biến các loại dược phẩm.

Rễ ba kích thu hoạch được quanh năm, tốt nhất vào thu đông. Khi đào xong rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

2.3 Phân loại ba kích.

Ở Việt Nam, ba kích được chia làm 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng.

Ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt có sắc tím. Khi ngâm rượu ba kích tím chuyển sang màu tím.

Ba kích trắng có màu vàng nhạt, phần thịt màu trắng trong, khi ngâm rượu ba kích trắng không đổi màu.

Ba kích tím có tác dụng tốt hơn và ngon hơn nên được sử dụng nhiều và giá thành cao hơn ba kích trắng.

3. Thành phần hoá học của cây ba kích.

Trong rễ cây ba kích có chứa chủ yếu chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ.

Trong rễ tươi có chứa vitamin C, rễ khô không có vitamin C.

4. Tác dụng của ba kích.

Theo Đông Y, Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn, tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp.Dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, đau lưng, mỏi gối. Người âm hư, hoả thịnh,,đại tiện táo bón không được dùng.

 Nước sắc ba kích có tác dụng giảm huyết áp, tăng sự co bóp của ruột và không có độc.

cay ba kich
Cây ba kích

4.1 Tác dụng ổn thận trợ dương, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, xuất tinh sớm.

Từ lâu ba kích đã được dùng cho nam giới phổ biến vì tác dụng bổ thận, tráng dương, cường dương dùng trong bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh.

Ngoài ra ba kích còn hỗ trợ và cải thiện hoạt động tình dục ở nam giới cũng như hỗ trợ điều trị vô sinh, điều trị suy nhược thể lực, tăng cường sức dẻo dai, tăng cường khả năng giao hợp.

Vì tác dụng này ba kích được dùng ngâm rượu ba kích, các chiết xuất làm thực phẩm chức năng cải thiện.

4.2 Chữa thận hư, đau lưng, khử phong thấp.

Ba kích có tác dụng bổ thận, trợ thận dùng chữa bệnh thận hư, đau lưng, tiểu nhiều, tiểu đêm.

4.3 Chữa kinh nguyệt không đều ở nữ giới.

Ngoài tác dụng là thần dược cho nam giới, ba kích còn có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều ở nữ.

Cách dùng: Có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng ngày dùng từ 4 đến 10 g hoặc đào của về nấu canh thịt gà.

cu ba kich kho
                                                 Củ ba kích khô

4.4 Chữa cao huyết áp hiệu quả.

Ba kích dùng chữa bệnh cao huyết áp cho cả nữ giới và nam giới, đặc biệt với phụ nữ cao huyết áp ở thời kì mãn tính, kinh nguyệt không đều.

Bài thuốc “ Nhị tiên thang” chữa cao huyết áp:

Tên mao, dâm dương hoắc, ba kích, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày. Điều trị trong 3 tháng.

4.5 Dùng làm thuốc bổ não, tinh khí.

Tam thất có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng cường trí nhớ, giúp bổ não.

4.6 Tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối.

Ba kích có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sinh lực cho người mới ốm dậy đặc biệt người già yếu, đau lưng, mỏi gối, tê tay.

Khi dùng ba kích có tác dụng là tăng cường thể lực, giảm cảm giác mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ tốt.

Bài thuốc chữa : ba kích 10g, thục địa 10g, nhân sâm 4g, thỏ tỳ tử 6g, bố cốt toái 5g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

cu ba kich tuoi
Củ ba kích tươi

4.7 Ba kích giúp giải độc, nâng cao sức đề kháng.

Giống như tam thất, Ba kích có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm các triệu chứng do nhiễm độc cấp, giúp cơ thể thải độc.

5. Cách sử dụng ba kích và lưu ý khi sử dụng.

5.1 Cách sử dụng ba kích.

Ba kích thường được sử dụng nhiều để ngâm rượu hoặc dùng sắc kết hợp với các vị thuốc khác. Điều lưu ý khi sử dụng ba kích ngâm là bỏ lõi củ ba kích.

Đối với ba kích tươi: Rửa sạch đất, để khô hết nước, bỏ lõi bằng cách lấy dao gọt bỏ lõi.

Sau khi bỏ lõi có thể ngâm rượu hoặc sấy khô, 1 kg ba kích ngâm với từ 2 đến 4 lít rượu từ 45 đến 50 độ, có thể ngâm cùng 1 thìa muối để giảm độc tính của vỏ. Sau 3 tháng có thể sử dụng.

5.2 Lưu ý khi sử dụng.

Trước khi sử dụng ba kích cần rửa sạch, để khô, đặc biệt cần gọt bỏ lõi ba kích vì lõi ba kích có thể gây liệt dương.

Đối với những người âm hư, hoả thịnh, táo bón tuyệt đối không dùng ba kích.

ba kich tim
          Ba kích tím

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan