Đại Cương Về Thuốc Y Học Cổ Truyền: Nguồn Gốc, Thu Hái, Cách Xử Lý.

Thuốc cổ truyền là vị thuốc sống hay chín hay 1 chế phẩm thuốc được phối ngũ và bào chế theo phương pháp Y Học Cổ Truyền từ 1 hay nhiều vị thuốc. Mỗi vị thuốc đều có cách thu hái và xử lý riêng biệt. 

I. Thuốc Y Học Cổ Truyền Là Gì?

-Thuốc cổ truyền là vị thuốc sống hay chín hay 1 chế phẩm thuốc được phối ngũ và bào chế theo phương pháp Y Học Cổ Truyền từ 1 hay nhiều vị thuốc.

-Thuốc cổ truyền có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe của con người

II. Nguồn Gốc,  Thu Hái,  Xử Lý Thuốc Y Học Cổ Truyền.

1. Nguồn Gốc Của Thuốc Y Học Cổ Truyền.

Thuốc Bắc: có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm:  150 Vị Thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền.

-Thuốc Nam: nguồn gốc ở Việt Nam.

Traditional Chinese medicine and ancient medical book on bamboo
Các vị thuốc y học cổ truyền.

2. Thu Hái Thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Tỷ lệ hoạt chất cao nhất của cây thuốc tùy theo từng bộ phận với thời gian thu hái khác nhau, theo kinh nghiệm lâu đời thì thu hái như sau:

+ Vỏ cây: thu hái vào tháng 4 hoặc tháng 5 mùa hè.

+ Lá: thu hái lúc hoa mới nở hoặc đang nở, mùa xuân hè.

+ Hoa: thu hái lúc hoa đang bụp hay mới chớm nở.

+ Quả: thu hái lúc quả đã chín.

+ Hạt: thu hái lúc trái đã chín hoàn toàn.

+ Gỗ, rễ, củ, vỏ rễ: thu hái vào mùa thu, đông. Thời kỳ này các chất dinh dưỡng hoạt chất của cây dồn về gốc, về củ nên lúc đó dược lực của cây thuốc càng mạnh.

+ Toàn cây: thu hái lúc cây đang ra hoa.

III. Xử lý thuốc Y Học Cổ Truyền.

Nếu không dùng ngay: phải xử lý cho khô kịp thời để giũa được phẩm chất, hiệu quả chữa bệnh.

Nếu dùng tươi: không cần phải xử lý.

+ Các dược liệu là hoa, lá: thường phơi trong râm để dược liệu thoáng gió, không trực tiếp với nắng.

+ Các dược liệu có mùi thơm: chứa tinh dầu, phơi sấy khô từ từ nhiệt độ 25 – 30 độ C.

+ Dược liệu chứa nhiều nước như quả, củ, rễ, làm khô nhanh, phải đun sấy, ở nhiệt độ 60 – 70 độ C.

Dược liệu tươi
Dược liệu tươi

IV. Phương pháp bào chế thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Dùng lửa: sao, lùi, sấy: đốt rượu, cồn, nung.

– Dùng nước: tẩy rửa, ngâm ,tẩm, thủy phi.

– Phối hợp nước và lửa: chưng, nấu, tôi.

– Ngoài ra còn dùng sao tẩm với phụ liệu( chích) rượu dấm, nước gừng, nc muối, nc vo vo gạo, sữa,…

V. Bảo quản thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Các dược liệu sau khi xử lý cần đc bảo quản cẩn thận để sử dụng đc lâu, k bị mốc mọt, biến chất, mất hiệu quả chữa bệnh.

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, có biện pháp chống mối mọt, sâu bọ, chuột. Có ghi tên đầy đủ cho từng loại dược liệu hay vị thuốc.

– Các dược liệu có tinh dầu bảo quản trong thùng, hộp kín.

– Các vị thuốc có độc tính: bảo quản ở khu vực riêng, tàng trữ đặc biệt.

VI. Các dạng thuốc Bắc thường dùng.

– Thuốc thang( sắc).

– Thuốc bột( tán).

– Thuốc hoàn( hoàn mền, hoàn cứng).

– Rượu thuốc.

– Thuốc cao.

– Chè( trà thuốc).

– Viên nén, viên nang.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Hà thủ ô trắng có tác dụng gì? Cách phân biệt Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ.

Cây tía tô và 10+ công dụng của cây tía tô.

Rau ngót và 15+ công dụng của cây rau ngót.

150 Vị thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan