Tác dụng chữa bệnh thần kì của mướp đắng và những hạn chế cần lưu ý khi dùng mướp đắng.

Mướp đắng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, từ lâu được sử dụng như một loại thần dược chữa bệnh. Tuy vậy mướp đắng cũng có nhiều hạn chế, nếu sử dụng không đúng có thể gây hại cho bản thân người sử dụng.

1. Cây mướp đắng.

Mướp đắng còn gọi là khổ qua, cầm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao.

Mướp đắng thuộc họ Bí Cucurbitaceae có tên khoa học là Momordica charantia L.

hoa muop dang
         Hoa mướp đắng

1.1 Đặc điểm  của mướp đắng.

Mướp đắng là cây dây leo, thân có góc canh, ở ngọn hơi có lông tơ. Lá mọc so le, dài từ 5 đến 10cm, rộng 4 đến 8cm, phiến lá chia thành 5 đến 7 thuỳ hình trứng. Mép lá có răng cưa đều, mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn.

Hoa mướp đắng: Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, đực cái cùng gốc, có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính của hoa chừng 2cm.

Quả hình thoi dài 8 đến 15cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín có màu vàng hồng, hạt dẹt dài từ 13 đến 15 mm, rộng 7-8mm, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng hạt gấc.

cay muop dang
  Quả mướp đắng xanh

1.2 Phân bố, thu hoạch mướp đắng.

Mướp đắng mọc ở nhiều nước châu Á như: Ấn Độ, Malayxia, Philipin, Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, mướp đắng mọc ở các tỉnh thành cả miền Bắc và miền Nam.

Mướp đắng được dùng lấy quả ăn mát, thanh nhiệt.

2. Thành phần hoá học của mướp đắng.

Mướp đắng chứa chất glucozit đắng gọi là momocdixin.

Ngoài ra còn có vitamin B1, vitamin C, adenin, betain và 0,6% protein.

3. Công dụng chữa bệnh của mướp đắng.

Mướp đắng được biết đến là một thực phẩm để chế biến nhiều món ăn: mướp đắng xào, nấu canh… để thanh nhiệt, mát, đẹp da.

Theo Đông Y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc. Vì vậy mướp đắng còn có tác dụng chữa bệnh được Đôngytinhhoa.vn tổng hợp dưới đây.

3.1 Thanh nhiệt, giải độc, mát.

Mướp đắng có tính hàn, giải độc, giải khát rất tốt. Uống trà mướp đắng hoặc ăn canh mướp đắng giúp tiêu độc, mát gan.

qua muop dang chin
                                        Quả mướp đắng chín

3.2 Dùng làm nước tắm chữa bệnh rôm sảy, mẩn ngứa.

Dùng 3-4 quả mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ em. Ngày 1 lần. Nước tắm mướp đắng có tác dụng mát da, làm nhanh lành vết thương, chữa mẩn ngứa, rôm sảy rất tốt.

3.3 Chữa ho hiệu quả.

Dùng từ 1 đến 2 quả mướp đắng đun nước đặc uống 1 đến 2 lần/ ngày.

3.4 Chữa bệnh tiểu đường.

Do mướp đắng chứa chất glucoside có tác dụng làm giảm đường trong máu nên đường dùng chữa bệnh tiểu đường.

Cách dùng: Dùng hạt mướp đắng khô 3g, sắc thành nước uống giúp chữa bệnh tiểu đường.

Xào mướp đắng tươi, ngày ăn 1 lần.

Ép nước mướp đắng tươi ngày uống 250ml, giúp hạ đường huyết rất tốt.

3.5 Giúp làm sáng mắt, chữa mắt đỏ sưng đau.

Mướp đắng chứa hàm lượng vitamin A, Vitamin C cao nên có tác dụng sáng mắt, thích hợp cho người gan nóng, mắt sưng đỏ đau.

3.6 Kích thích tiêu hoá, chống viêm, hạ sốt.

Mướp đắng có chứa alkaloid có tác dụng hoạt huyết, giúp máu lưu thông.

Giống với tía tô, mướp đắng còn kích thích tiêu hoá và chống viêm, hạ sốt rất tốt.

3.7 Phòng chống ung thư.

Mướp đắng chứa nhiều vitamin và protein giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

3.8 Chữa bệnh thấp khớp.

Mướp đắng có tác dụng chữa thấp khớp với bài thuốc sau:

Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

3.9 Làm đẹp da.

Mướp đắng được ứng dụng nhiều để sản xuất mỹ phẩm làm đẹp da của phụ nữ do chứa nhiều vitamin A, Vitamin C và các chất chống oxy hoá giúp tái tạo tế bào da.

Dùng mướp đắng tươi đắp mặt làm đẹp da, chống lão hoá.

3.10 Chữa bệnh cao huyết áp.

Mướp đắng rất tốt cho người cao huyết áp. Có thể ăn canh mướp đắng hoặc trà mướp đắng uống hàng ngày. Giúp mát gan, kiểm soát huyết áp tốt.

muop dang chua huyet ap cao
Mướp đắng có tác dụng chữa huyết áp cao và nhiều bệnh khác.

4. Những hạn chế cần lưu ý khi dùng mướp đắng.

Mướp đắng là một thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, đối với một số người, dùng mướp đắng không những không có lợi mà còn hại cho sức khoẻ. Dưới đây là những lưu ý khi dùng mướp đắng.

4.1 Người bị tiểu đường ăn mướp đắng khi đang dùng thuốc không tốt cho sức khoẻ.

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người tiểu đường.

Tuy vậy những người bị tiểu đường đang dùng thuốc không dùng mướp đắng vì có thể khiến mức đường huyết hạ thấp hơn mức cho phép. Vì vậy không dùng thuốc tiểu đường và mướp đắng cùng nhau.

4.2 Không dùng mướp đắng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Giống như rau ngót, mướp đắng có tác dụng kích thích tử cung, gây chảy máu và sinh non nên phụ nữ có thai không nên dùng mướp đắng.

Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn mướp đắng vì có một số hoạt chất không tốt cho trẻ em có thể tiết qua sữa mẹ.

4.3 Mướp đắng không tốt cho sự phát triển của trẻ em.

Tuy mướp đắng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng có một số chất có hại.

Trẻ em không nên ăn các món ăn từ mướp đắng vì trẻ em chưa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng trong mướp đắng và đào thải độc tố ở mướp đắng.

4.4 Người bị men gan cao không nên ăn mướp đắng.

Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ kiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Bên cạnh đó nó còn chứa chất độc có tên là vicine gây nên hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Vì vậy những người bị bệnh gan không nên ăn mướp đắng.

4.5 Người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết.

Mướp đắng có tác dụng rất tốt cho người huyết áp cao. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều mướp đắng sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt.

Đối với những người bị huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng mướp đắng.

4.6 Gây thiếu máu, không tốt cho người bệnh sau phẫu thuật.

Ăn nhiều mướp đắng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.

Những người bệnh sau phẫu thuật đã mất máu không nên ăn mướp đắng vì có thể gây thiếu máu.

4.7 Người mắc bệnh tiêu hoá không nên ăn mướp đắng.

Mướp đắng có tác dụng hỗ trợ, kích thích tiêu hoá. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh tiêu hoá nếu dùng nhiều mướp đắng có thể sẽ bị tiêu chảy, các bệnh liên quan đến dạ dày.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan