Công Dụng Tuyệt Vời Của Ngải Cứu Và Cách Sử Dụng Trong Chữa Bệnh.

Ngải cứu là loại cây phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ngải cứu là loại cây được sử dụng trong cả Đông y và Tây y để điều trị các bệnh như: sốt rét, chữa đau bụng, nôn mửa, điều kinh,… Hôm nay Dongytinhhoa.vn sẽ phân tích chi tiết về cây Ngải cứu cũng như tác dụng của loại cây phổ biến này nhé.

1. Đặc điểm nhận biết cây ngải cứu

Thân cây: Cao 50-60cm, cao và có rãnh dọc.

Lá: Mọc so le, rộng và không có cuống, màu lá hai mặt khác nhau: Mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro .

Hoa: Mọc thành chùy kép với nhiều cụm hoa hình dầu.

Cây ngải cứu

2. Phân bố, thu hái và chế biến ngải cứu

2.1. Phân bố.

Mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, còn mọc ở các nước châu Á, châu Âu. Một số gia đình trồng với quy mô nhỏ và quanh nhà.

2.2. Thu hái và chế biến

Thường hái cành và lá vào tháng 6 phơi khô ở nơi dâm mát. Có khi hái về phơi khô tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng thường gọi là ngải nhung được dùng làm mồi cứu.

3. Thành phần hóa học cây ngải cứu

Hoạt chất của ngải cứu tuy chưa được xác định nhưng trong ngải cứu có tinh dầu và ít tani. Trong tinh dầu xineol và a-thuyon. Ngoài ra còn có adenin, cholin.

4. Tác dụng dược lý của ngải cứu mang lại

Tinh dầu ngải cứu có tính chất gây say nhưng dùng nhiều có thể gây ra điên cuồng. Tác dụng dược lý của ngải cứu chủ yếu là làm thuốc điều kinh.

5. Công dụng và liều dùng cây ngải cứu

Tác dụng đặc biệt của Ngải Cứu.

5.1. Công dụng.

Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, nôn mửa, sốt rét, ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh. thổ huyết, máu cam, thai động không yên.

5.2. Liều dùng.

Điều kinh: Vị của Ngải Cứu cay, có tính ôn, uống mỗi ngày 6-12g sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè và chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dạng thuốc bột (5-10g), hay dưới dạng thuốc cao đặc 1-4g.

Lưu ý khi sử dụng:
Đối với phụ nữ mang thai: Không ăn hoặc uống nước ngải cứu trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Tinh dầu có trong ngải cứu có thể gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất khác.
Người bị rối loạn đường ruột nên tránh sử dụng ngải cứu bởi ngải cứu sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát quá trình trị bệnh liên quan tới đường ruột.

Trích: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)

Cây Hương Phụ (Cyperus rotundus L) Và Công Dụng Trong Đông Y.

Cách Trồng Cây Ích Mẫu Và Công Dụng Đông Y Trong Việc Điều Trị Bệnh.

Tính Năng Của Thuốc Y Học Cổ Truyền.

Đại Cương Về Thuốc Y Học Cổ Truyền: Nguồn Gốc, Thu Hái, Cách Xử Lý.

 

 

Tin Liên Quan