Tính Năng Của Thuốc Y Học Cổ Truyền.

Tính Năng Của Thuốc Y Học Cổ Truyền là căn cứ vào tác dụng dược lý của thuốc hỗ trợ điều chỉnh âm dương trong cơ thể người bệnh. Người thầy thuốc không chỉ cần căn cứ vào yêu cầu của điều trị mà phải nắng vững tính năng của thuốc, đối chiếu với bệnh trạng, dược tính để phối ngũ, tổ hợp thành 1 bài thuốc để đem lại hiệu quả chữa bệnh, an toàn cho người bệnh.

1. Tứ khí trong thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Thuốc cổ truyền có 4 loại : hàn, lương, ôn, nhiệt.

– Tứ khí chỉ 4 tính chất của thuốc, 4 mức độ nóng, lạnh khác nhau của vị thuốc.

– Ngoài ra còn có tính bình.

+ Hàn: thuốc có tính hàn( lạnh) chữa bệnh nhiệt.

+ Nhiệt: thuốc có tính nhiệt( nóng) chữa bệnh hàn.

+ Ôn:  thuốc có tính ôn( ấm hay hơi nóng) có td nhẹ hơn thuốc có tính nhiệt.

+ Lương: thuốc  có tính lương( mát hay hơi lạnh) td nhẹ hơn thuốc có tính hàn.

Various traditional Chinese Medicine.
Tứ khí trong y học cổ truyền: ôn, lương, nhiệt, hàn.

2.  Ngũ vị trong thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Cay( tân), chua( toan), ngọt( cam), đắng( khổ), mặn( hàn).

– 5 vị trên còn có vị nhạt( đạm).

– Thuốc Y Học Cổ Truyền  thường quy vị ngọt và nhạt vào 1, nên vẫn chỉ có 5 vị.

* Theo Học thuyết âm dương.

– Các vị cay- ngọt- nhạt thuộc dương.

– Các vị chua- đắng- mặn thuộc âm.

* Theo Học thuyết ngũ hành.

– Vị chua vào can.

– Vị đắng vào tâm.

– Vị cay vào phế.

– Vị mặn vào thận.

– Vị ngọt vào tỳ.

3. Tính Năng của thuốc Y Học Cổ Truyền.

 Thăng –  Giáng –  Phù – Trầm.

– Thăng: là chỉ tính đi lên của vị thuốc( thăng ma sài hồ).

– Giáng: là chỉ tính đi xuống của vị thuốc( ngưu tất, đồng tiện).

– Phù: là chỉ  phát tán của vị thuốc( như quế chi, phòng phong,kinh giới).

– Trầm: là chỉ tính lắng xuống có tác dụng thẩm lợi như đại hoàng, phác tiêu.

– Trên thực tế, thăng và phù cũng gần  như nhau, trầm và giáng cũng khó phân biệt cho nên cần kết hợp thăng phù và giáng trầm.

historic-peaceful-reflection-china-traditional
Tính năng của thuốc Y Học Cổ Truyền.

4. Sự quy kinh của các vị thuốc Y Học Cổ Truyền.

–  Các thuốc giải cảm quy kinh phế: thuộc an thần quy kinh tâm. Thuốc chỉ khái hóa đờm quy kinh phế, thuốc hóa thấp quy kinh tỳ, kinh bàng quang, thuốc tiêu thực quy kinh tỳ, thuốc hoạt huyết quy kinh tâm hoặc kinh can.

– Thuốc bổ khí quy kinh tỳ, phế, thuốc bổ âm quy kinh phế, thận, tỳ.

– Sự quy kinh của thuốc chỉ là sự tương đối. Tuy nhiên quy kinh này có giá trị thực tiễn trên lâm sàng.

– Trên lâm sàng bệnh tật thường biểu hiện phức tạp, bệnh của tạng phủ này có thể làm ảnh hưởng đến tạng phủ kia do vậy phải chọn thuốc của nhiều kinh lạc.

VD: Chế biến làm tăng sự quy kinh của thuốc:

– Đỗ trọng, hương phụ, trạch tả trích muối ăn hay hoa hòe, trắc bá diệp, sao cháy để tăng nhập vào kinh thận.

– Mỗi vị thuốc quy vào 1 kinh nhất định nên cần quan tâm đến sự quy kinh của thuốc.

5. Nguyên tắc dùng thuốc Y Học Cổ Truyền trong kê đơn.

-Người thầy thuốc không chỉ cần căn cứ vào yêu cầu của điều trị mà phải nắng vững tính năng của thuốc, đối chiếu với bệnh trạng, dược tính để phối ngũ, tổ hợp thành 1 bài thuốc để đem lại hiệu quả chữa bệnh, an toàn cho người bệnh.

A: Phối ngũ trong 1 bài thuốc Y Học Cổ Truyền.

– Khi phối ngũ các vị thuốc với nhau, có thể sản sinh ra các tác dụng có lợi hoặc có hại như:

– Đơn hành –   tương tu – tương sứ – tương úy – tương ố – tương sát – tương phản.

1. Đơn hành( tác dụng của 1 vị thuốc).

– Khi dùng riêng 1 vị thuốc cũng phát huy đc hiệu quả chữa bệnh.

VD: 1 cà gai leo cũng chữa rắn độc cắn,…

2. Tương tu( tác dụng hiệp đồng của 2 vị thuốc).

– Hai thuốc có tính vị giống nhau khi phối hợp sẽ tăng td điều tri.

VD: đại hoàng+ mang tiêu- tả hạ,..

3. Tương sứ.

– Khi dùng chung 2 vị thuốc có tác dụng gần giống nhau hoặc khác nhau ( 1 vị: quân, 1 vị: thần) sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

VD: Hoàng kỳ bổ khí lợi thủy+ phục linh- tăng hiệu quả đtri

4. Tương úy.

– Một vị thuốc có tác dụng phụ, độc tính bị một loại khác ức chế, làm mất, giảm độc tính, tác dụng phụ.

VD: Bán hạ sống gay ngứa, khi dùng với sinh khương thì hết vị ngứa, hết gây buồn nôn, lợm giọng.

5. Tương sát (tiêu trừ độc tính của nhau).

– Khi phối hợp, vị thuốc này làm mất độc tính của vị kia9 thường vận dụng để giải độc)

VD: phòng phong trừ độc thạch tín, đạu xanh trừ độc ba đậu

6. Tương ác( tương ố).

– Hai vị thuốc kết hợp với nhau làm giảm or mất tác dụng của nhau.

VD: sinh khương ố hoàng cầm,…

7. Tương phản.

– Hai vị thuốc kết hợp với nhau sinh ra độc tính hay làm tăng td phụ.

VD: cam thảo phản cam toại, ô đầu phản bán hạ, cấm kỵ k dùng

B:Thuốc.

– Khí vị của thuốc: thuốc khí vị bình, nhạt tác dụng hòa hoãn dùng lượng nhiều, thuốc có tác dụng mãnh liệt, tán kết, thông ứ, phá huyết,..

– Tác dụng của thuốc: thuốc giải biểu, phát tán dùng lượng thường ít, thuốc khu hàn, bổ dương nên dùng lượng ít, thuốc bổ âm có thể dùng lượng nhiều.

– Thuốc có độc dùng lượng ít, không độc dùng lượng nhiều.

-Thuốc là quả, rễ củ: lượng dùng có thể nhiều, hoa lá dùng lượng ít, khoáng chất dùng lượng ít.

6. Cấm kị khi dùng thuốc Y Học Cổ Truyền.

1. Khi có bệnh Người bệnh tránh dùng các chất nóng, cay, kích thích – lạ bụng.

2. Cấm kỵ khi uống thuốc: tránh các thức ăn gây bất lợi.

– Uống thuốc ôn trừ hàn: không ăn thức ăn sống lạnh.

– Uống thuốc kiện tỳ tiêu đạo không nên ăn thức ăn béo, tanh, nhờn, khó tiêu,..

– Uống thuốc trấn tĩnh, an thần: tránh rượu, trà, cà phê… hoặc khi uống thuốc thì không ăn đậu xanh, rau muống sống,.

3. Cấm kỵ khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

– Loại có tác dụng mạnh và độc như: ba đậu, khiêm ngưu,..

– Loại dùng cẩn thận: bao gồm những loại hành huyết, phá huyết, thông kinh khứ ứ.,..

4. Cấm kỵ trong kê đơn dùng thuốc và bào chế thuốc.

* Cấm kỵ trong bào chế: các vị thuốc chứa chất chát(tanin) kỵ kim loại như hà thủ ô đỏ, nhân sâm.

– Nhiều vị thuốc là hoa, lá chứa nhiều chất tinh dầu kỵ ánh nắng mặt trời or nhiệt độ cao.

5. Cấm kỵ trong phối  ngũ.

– Y Học Cổ Truyền quy định có 18 vị phản nhau, khi kê đơn không đc kê chung 1 đơn:

+ Cam thảo phản: cam toại – đại kích -hải táo – nguyên hoa.

+ Ô đầu phản: bối mẫu, bán hạ, bạch liễm.

– Lê lôi phản: đan sâm, huyền sâm, nhân sâm,..

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Đại Cương về Thuốc Y Học Cổ Truyền.

150 Vị thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan