Mục lục
1.Đặc điểm nhận biết cây Hương Phụ
Thân: cao 20-60cm, có rễ phát triển thành củ, tùy vào đất mà kích thước sẽ khác nhau. Ở vùng biển người ta gọi Hương Phụ là Hải Hương Phụ (Hương Phụ Vùng Biển). Hải Hương Phụ có củ to và dài.
Lá: nhỏ hẹp, gân cứng và bóng, phần dưới lá ôm thân cây.
Hoa: Lưỡng tính, đầu núm chia thành hai nhánh như lông tơ.
Củ: Thuôn, màu nâu-xám.


2.Phân bố, cách thu hoạch và chế biến Hương Phụ
2.1.Phân bố.
Hương Phụ mọc khắp nơi: ven đường, ven ruộng, ven biển. Củ Hương Phụ ở ven biển to và dễ đào hơn.
Ngoài Việt Nam, Hương Phụ còn mọc ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, In-đô-nê-xia.
2.2.Cách thu hoạch.
Đào toàn cây, vun thành đống rồi đốt, lá và rễ con sẽ cháy hết, còn lại củ thì rửa sạch phơi hoặc đem đi sấy khô.
2.2.3 Cách chế biến
Có thể dùng sống, sắc hay ngâm rượu hay tán bột.
3.Công dụng và liều dùng của cây Hương Phụ
3.1.Công dụng
Tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau.
Chữa kinh nguyệt không đều, viêm tử cung mãn tính, bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở
Đau dạ dày do thần kinh, giúp tự tiêu hóa, ăn uống không tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng và đi lỵ
3.2.Liều dùng
Vị: Cay, hơi đắng, ngọt
Liều dùng: 6-12 gam dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên hoặc rượu thuốc.
——————————————————————————————
Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết khác:
Đại Cương Về Thuốc Y Học Cổ Truyền: Nguồn Gốc, Thu Hái, Cách Xử Lý.
Tính Năng Của Thuốc Y Học Cổ Truyền.
Rau ngót: Tổng hợp 15+ công dụng chữa bệnh của cây rau ngót và những lưu ý khi sử dụng.