Toàn bộ tác dụng của cây tam thất đối với sức khoẻ. Cách phân biệt tam thất nam, tam thất bắc.

Cây tam thất là một vị thuốc rất quý của Đông Y. Tam thất được dùng để chữa nhiều bệnh cũng như tăng cường sức khoẻ cho người dùng.

1. Cây tam thất.

1.2 Cây tam thất là gì?

Cây tam thất còn gọi là nhân sâm tam thất, sâm tam thất, kim bất hoán ( vàng không đổi – có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được).

Cây tam thất có tên khoa học là Panax Pseudo- ginseng. Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Tam thất ( Radix pseudo- ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất.

cay tam that
 Cây tam thất
cay tam that bac
                                                   Cây tam thất bắc

1.2 Giải thích tên gọi tam thất.

Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải do đó gọi là tam thất.

Cách giải thích khác: tam có nghĩa là ba có ý nói từ lúc gieo đến lúc ra hoa mất 3 năm. Thất có nghĩa là bảy, ý nói từ lúc gieo đến lúc thu hoạch rễ bán phải mất 7 năm. Hoặc vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.

1.3 Đặc điểm cây tam thất.

Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá tam thất mọc vòng từ 3 đến 4 lá một, cuống lá dài 3 đến 6 cm, mỗi cuống lá có từ 3 đến 7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài từ 0,6 đến 1,2 cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa.

Hoa tam thất gồm cả hoa lưỡng tính và hoa đơn tính. Lá đài 5 có màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. Nhị 5. Bầu hạ hai ngăn. Quả tam thất hình thận, khi chín có màu đỏ  bên trong có hai hạt hình cầu.

hoa tam that
                                               Hoa tam thất

1.4 Phân bố, thu hoạch và chế biến cây tam thất.

Cây tam thất trồng nhiều ở Trung Quốc: Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên…

Cây tam thất thường được trồng ở các tỉnh miền núi Việt Nam như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,… tại các vùng núi cao từ 1200 đến 1500 m. Tam thất được trồng ở những sườn núi ít gió mạnh, được che nắng và rào bảo vệ, chăm sóc kĩ lưỡng.

Hạt tam thất gieo từ tháng 10 đến tháng 11, đến khi mọc mầm , mọc cây con, đào trồng vào ruộng. Cây tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Để càng lâu củ tam thất càng to. Sau khi thu hoạch tam thất, rửa bùn đất sạh bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi năng cho hơi héo, đem lăn vò cho mềm, lại phơi nắng và vò hoặc lăn. Làm vậy từ 3 đến 5 lần mới phơi cho khô hẳn.

Giá trị tam thất căn cứ vào trong lượng củ. Củ càng to càng có giá trị cao. Có các loại củ tam thất như sau:

Loại 1: 105 đến 130 củ nặng 1 kg.

♦ Loại 2: 160 đến 220 củ nặng 1 kg.

♦ Loại 3: 240 đến 260 củ nặng 1 kg.

cu tam that bac co nhieu nhanh
 Củ tam thất bắc có nhiều nhánh

2. Thành phần hoá học của cây tam thất.

Tam thất được nghiên cứu có hai chất saponin: Arasaponin A (C30­H52O10)   và Arasaponin B (C22­H38O10)   .

3. Công dụng của tam thất và liều dùng.

Theo Đông Y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, tác dụng vào 2 kinh can và vị. Dưới đây là toàn bộ tác dụng của tam thất đối với sức khoẻ được Đôngytinhhoa.vn tổng hợp lại:

3.1 Tam thất có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Tam thất chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, sinh xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổng thương.

3.2 Tam thất được dùng như một loại thuốc bổ.

Tam thất từ lâu đã là một loại thuốc bổ rất tốt cho sức khoẻ, Tam thất được coi như một loại thuốc bổ không kém nhân sâm hoặc có thể dùng thay nhân sâm. Vì vậy tam thất được gọi là nhân sâm tam thất hoặc sâm tam thất.

3.3 Tam thất có tác dụng cầm máu.

Tam thất là một vị thuốc cầm máu được dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.

Cách dùng: Ngày dùng từ 4-8g tham thất dạng thuốc sắc hoặc dạng bột.

3.4 Tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Phụ nữ sau sinh thường mất nhiều máu, Tam thất có tác dụng cầm máu, tăng cường sức khoẻ nên đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.

3.5 Tam thất giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ.

Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc mệt mỏi. Dùng mỗi ngày 4g tam thất sẽ giúp cho hồi phục nhanh chóng, giảm mệt mỏi.

Tam thất còn giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, yếu tố độc hại của môi trường, điều hoà cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

3.6 Tam thất có tác dụng chống ung thư, kìm hãm sự phát triển của ung thư.

Tam thất có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, kìm hãm sự phát triển của ung thư, giúp cho người bệnh ung thư có sức khoẻ để chống lại di căn.

3.7 Tam thất tốt cho tim mạch.

Tam thất có tác dụng bảo vệ tốt cho tim mạch, ngăn ngừa các nguy cơ tai biến tim mạch như: suy tim, đau tim, nhồi máu cơ tim, giúp điều hoà huyết áp, tim đập nhanh hoặc không đều.

3.8 Tam thất giúp chống lão hoá.

Tam thất được dùng như nhân sâm với tác dụng chống lão hoá hiệu quả, làm đẹp da vì giúp tăng cường máu và dưỡng chất nuôi cơ thể.

3.9 Tam thất có tác dụng chống đau đầu, cao huyết áp, tai biến mạch máu não.

Các nguyên nhân gây đau đầu, cao huyết áp chủ yếu là do thiếu máu não. Tam thất là một dược liệu quý có thể bổ sung máu, tăng tuần hoàn máu não, làm cho hết đau đầu, cao huyết áp.

Khi sử dụng tam thất thường xuyên giúp cho tan các cục máu đông, giúp máu lưu thông ổn định phòng chống tai biến mạch máu não hiệu quả.

3.10 Tam thất có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tam thất có tác dụng tốt cho hệ thần kinh giúp tăng cường trí nhớ, giảm stress, giúp trí não minh mẫn.

3.11 Hoa và nụ tam thất được dùng để điều trị bệnh tim mạch và huyết áp.

Từ lâu hoa và nụ tam thất được thu hái để làm thuốc còn gọi là Hoa tam thất. Hoa tam thất hiện nay được dùng như loại trà để uống chữa các bệnh tim mạch, huyết áp.

nu hoa tam that
 Nụ hoa tam thất

4. Lưu ý khi sử dụng tam thất.

Tam thất có tác dụng rất tốt với cơ thể, như một loại thần dược với rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên việc sử dụng tam thất cần đúng liều lượng, tuỳ theo tình trạng bệnh lý và khả năng hấp thu của từng người. Không nên lạm dụng tam thất, sử dụng thiếu khoa học để bảo vệ sức khoẻ.

5. Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam.

Có hai loại tam thất với tác dụng chữa bệnh và hiệu quả khác nhau. Dưới đây là cách phân biệt tam thất bắc và tam thất nam để bạn có thể không bị nhầm lẫn giữa hai loại này.

5.1 Tam thất bắc.

Tam thất Bắc là loại cây rất hiếm ở Việt Nam, cây thường mọc ở vùng núi có khí hậu lạnh, mọc ở độ cao từ 1500m trở lên. Lá tam thất bắc mọc vòng tư 3-4 lá, có răng mưa quanh mép lá. Hoa màu xanh, quả đỏ.

Củ sần sùi, hình thoi hoặc con quay, có nhiều nhánh, có nhiều vằn dọc theo hết củ, vỏ ngoài cứng màu xám đen hoặc xám tươi, sau khi sơ chế có mau đen. Cắt ngang củ thấy màu xám xanh ở phần thịt, có vị đắng hơi ngọt, có vị thơm.

Tam thất bắc là dược liệu quý chữa nhiều tinh chất tốt cho sức khoẻ.

5.2 Tam thất nam

Tam thất nam là cây thuộc họ gừng Zingiberaceae loài Stablianthus thorelli gagnep. Giá bán của tam thất nam chỉ bằng 1/10 tam thất bắc (dao động từ 300.000đ đến 400.000đ/1kg), tam thất nam ít giá trị, không phải là vị thuốc bổ.

Cây tam thất nam không có thân, lá mọc rời, không có răng cưa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, có màu lục hoặc nâu tím, mép nguyên, lượng sóng, cuống dài.

Hoa tam thất nam lưỡng tính, thành cụm ở gốc, nằm bên lá, màu tím, cuống hoa dài từ 6 đến 8cm, phía cuối có 1 lá bắc hình ống bao hoa. Có từ 4 đến 5 hoa, có lá bắc hoặc lá bắc con dạng màng, tràng hoa có màu trắng, họng vàng, bầu nhẵn, chia thành 3 ô.

Tam thất nam không có quả, củ hơi tròn và nhẵn.

Vì vậy cây được dùng để đề cập đến bài viết là tam thất bắc với nhiều công dụng chữa bệnh, là một vị thuốc nam kì diệu tốt cho sức khoẻ. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hai loại cây này.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan