Tỏi có tác dụng như thế nào đối với sức khoẻ? Những điều cần lưu ý khi ăn tỏi mà bạn cần biết.

Tỏi được sử dụng phổ biến như một loại gia vị không thể thiếu trong rất nhiều món ăn để tăng thêm hương vị cũng như làm món ăn ngon hơn. Tỏi được sử dụng nhiều trong Đông Y và Tây Y để sản xuất ra các dược phẩm chữa bệnh. Vì vậy bài viết dưới đây trả lời cho bạn câu hỏi: “Tỏi có tác dụng như thế nào đối với sức khoẻ? Những điều cần lưu ý khi ăn tỏi mà bạn cần biết.’’

1. Tỏi

1.1 Tỏi là gì?

Tỏi (tên khoa học là Allium sativum L) là một loại thực vật thuộc họ Hành (Alliaceae) và được sử dụng để làm thuốc, rau, gia vị.

Phần hay dùng nhất của cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ.

cu_toi_kho
Củ tỏi khô

1.2 Thành phần hoá học và tác dụng của tỏi

Trong tỏi chứa chứa i-ốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin C6H10OS2, đó là hợp chất sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh đối với các vi trùng: staphyllococcus, thương hàn, tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu, vi khuẩn thối.

Chất alixin được sinh ra khi axitamin tên là aliin trong tỏi tác dụng với men alinaza.

1.3 Thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g tỏi:

Năng lượng: 149 Kcal; Carbohydrate: 33,06 g; Protein: 6,36 g; Tổng số chất béo: 0,5 g;  Chất xơ: 2,1 g; Axit folic: 3 mcg và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, Canxi, sắt, kẽm….

2. Tác dụng của tỏi

Tỏi có tác dụng gì đối với sức khoẻ con người?

Do chứa đa dạng các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu nên tỏi có nhiều tác dụng hữu hiệu với sức khoẻ con người. Dưới đây là các công dụng của tỏi sẽ giúp cho bạn có nhiều kiến thức về loại gia vị thần kì này.

2.1 Chữa lỵ amip hay lỵ trực trùng

Do tỏi có thể ức chế sự sinh sản của trực trùng lỵ amip và lỵ trực trùng làm chúng mất năng lực sinh sản.

Cách dùng: Lấy tỏi giã nát ngâm với nước sôi để nguôi tỷ lệ 5% hoặc 10%. Ngâm từ 1-2 lọc qua gạc, và dùng để thụt. Đồng thời lấy 6g tỏi, giã chia 3 lần uống hàng ngày. Thời gian áp dụng từ 5-7 ngày.

2.2 Chữa các vết thương có mủ

Do có tính kháng sinh cao nên có thể dùng tỏi để chữa các vết thương có mủ.

Cách dùng: Dùng 10g nước tỏi rửa vết thương, lau sạch.

tep_toi_tuoi
Tép tỏi tươi

2.3 Chữa cao huyết áp

Tỏi chứa các chất bổ sung có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả một cách tự nhiên. Bên cạnh đó chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnhtrong tỏi có tác dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất xác tế bào nội mạc và giãn mạch máu từ đó kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Cách dùng: Ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi chứa tỏi tươi ngâm với cồn 60 độ. Không uống quá liều sẽ có tác dụng phụ.

2.4 Phòng cảm lạnh, nâng cao sức đề kháng

Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng như một kháng sinh diệt vi khuẩn. Vào mùa lạnh bạn sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, phong hàn, giúp bạn nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Mỗi ngày bạn có thể ăn 2-3 tép tỏi tươi hoặc sử dụng rượu ngâm tỏi.

2.5 Chống oxy hoá, ngăn ngừa lão hoá

Tỏi có chứa các chất chống oxy hoá, ngăn ngừa quá trình lão hoá của cơ thể bằng cách đẩy lùi các gốc tự do có trong tế bào, bên cạnh đó còn chứa các vitamin để bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể. Tác dụng chống lại quá trình oxy hoá, ngăn ngừa lão hoá của tỏi còn giúp đẩy lùi căn bệnh do lão hoá như: suy giảm trí nhớ, Alzeime, đãng trí,…

2.6 Giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư hiệu quả

Việc ăn tỏi tươi hoặc tỏi đen hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và đại trực tràng do chứa hợp chất allicin có tác dụng làm chậm hoặc ngừng phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó tỏi còn có khả năng làm giảm kích thước các khối u ung thư.

2.7 Tỏi có tác dụng trị mụn trứng cá

Tỏi là dược liệu thiên nhiên trị mụn trứng cá rất hiệu quả do theo Đông  Y tỏi có tác dụng tiêu nhọt, kháng khuẩn để có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Theo Tây Y do tỏi chứa chất allicin có tác dụng ngăn chặn hoạt động của gốc tự do và kháng khuẩn.

Cách dùng: Lấy nước ép tỏi tươi hoặc lát tỏi mỏng thoa lên da từ 5-7 phút rồi rửa sạch bằng nước. Làm đều đặn từ 1 đến 2 tuần bạn sẽ thấy làn da sạch mụn trứng cá.

2.8 Chống nhiễm độc kim loại nặng

Việc ô nhiễm môi trường cũng như không khí khiến cho chúng ta có thể bị nhiễm độc kim loại. Bên cạnh đó tình trạng dùng các chất độc hại trong thực phẩm khiến cho cơ thể hấp thu lượng độc tố có hại lúc nào không hay nhằm âm thầm tàn phá sức khoẻ của bạn. Việc sử dụng tỏi là một biện pháp hữu hiệu để thải trừ độc tố do chứa hợp chất lưu huỳnh có tác dụng chống lại tổn thương do kim loại nặng gây ra.

Cay_toi_tuoi
Cây tỏi tươi

2.9 Ngăn ngừa loãng xương, tăng cường chức năng xương khớp.

Do chứa canxi, kẽm và các vitamin như A, C, E, D nên việc sử dụng tỏi hàng ngày cũng là một loại thảo dược hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng loãng xương đặc biệt ở người già. Tỏi còn có chất chống oxy hoá có thể giúp cải thiện tình trạng lão hoá của xương, khớp, tăng cường hoạt dịch ổ khớp khiến cho chức năng xương khớp được cải thiện.

Ở phụ nữ trung niên, ăn tỏi thường xuyên giúp tăng cường nội tiết tố nữ estrogen, làm chậm quá trình loãng xương, và chống lão hoá da. Việc khuyên dùng tỏi đen cho phụ nữ tiền mãn kinh đã trở nên phổ biến ở nhiều nước phát triển.

2.10 Giúp cho tim khoẻ mạnh

Trong tỏi chứa thành phần chính là tinh dầu giúp bảo vệ tim nhờ có chất diallyl trisulfide. Chất này được sử dụng trong điều trị suy tim.

Vì vậy đối với bệnh nhân sau phẫu thuật tim nên dùng tỏi tươi hoặc tỏi đen hợp lý để cho tim khoẻ mạnh.

2.11 Tăng cường khả năng tình dục ở nam giới, phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Theo nghiên cứu, mỗi ngày nam giới ăn 3-4 tép tỏi tươi giúp tăng cường máu đi nuôi dưỡng các mao mạch của cậu nhỏ, tăng cường lượng tinh . Bên cạnh đó vitamin B1 và allicin trong tỏi giúp tạo ra creatinin, allithiamine hỗ trợ tăng cường hoạt động cơ bắp, nâng cao thể lực nam giới.

Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng của nam giới và cũng là bộ phận dễ bị tổn thương từ các bệnh, nhất là ung thư. Việc ăn tỏi đều đặn giúp phòng chống ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới hữu hiệu.

Do có tính kháng khuẩn mạnh nên khi bị các bệnh nam khoa như: bệnh lậu, sùi mào gà, chlamydia,.. ăn tỏi sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh này hiệu quả hơn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh lậu bằng Đông Y hiệu quả, không lo kháng thuốc: TẠI ĐÂY

2.12 Giảm thiểu nguy cơ sinh non

Nhiễm bệnh do vi khuẩn có thể khiến cho bà mẹ sinh non. Theo nghiên cứu, kháng sinh có trong tỏi có tính kháng khuẩn nên tỏi làm giảm nguy cơ sinh non tự phát.

2.13 Giúp bảo vệ gan.

Việc uống nhiều rượu bia gây hại cho gan của rất nhiều nam giới. Việc dùng 2-3 tép tỏi tươi/ ngày giúp bảo vệ gan của bạn do tỏi có chứa diallyl disulfide (DADS) có tác dụng chống lại tổn thương cho gan cho bia, rượu gây ra.

3. Tỏi ngâm giấm có tác dụng chữa bệnh gì?

Tỏi ngâm giấm giúp các món ăn có thêm mùi vị thơm ngon và kích thích vị giác hơn do có mùi thơm đặc trưng và vị chua thanh hấp dẫn. Thường dùng trong các món phở, bún, nướng, xào…

Việc ăn tỏi ngâm giấm thường xuyên giúp giảm 60% bệnh đau dạ dày và ung thư dạ dày so với người không ăn.

Ngoài ra còn có các tác dụng khác như sử dụng tỏi tươi và tỏi đen như được nêu ở trên như: chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng tim mạch.

toi_den_rat_tot_cho_suc_khoe
Tỏi đen rất tốt cho sức khoẻ

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng tỏi mà bạn cần biết.

Với những công dụng của tỏi đối với sức khoẻ kể trên đã chứng minh rằng tỏi là một thảo dược kì diệu cho sức khoẻ con người. Tuy vậy có những lưu ý khi sử dụng tỏi mà bạn cần biết để có cách sử dụng tỏi đạt hiệu quả cao nhất, giúp cải thiện sức khoẻ của bạn.

4.1 Không sử dụng tỏi khi đói.

Sử dụng tỏi tươi hoặc các chiết xuất của tỏi tươi khi đói sẽ gây tình trạng cồn cào ruột gan, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn vì tỏi có tính nhiệt và có tác dụng kích thích dạ dày.

4.2 Không sử dụng quá nhiều tỏi.

Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 2-3 nhánh tỏi tươi hoặc tỏi đen sẽ giúp cho cơ thể bạn hấp thu tỏi tốt nhất và không gây phản tác dụng cho cơ thể như: Nếu dùng quá nhiều tỏi sẽ gây độc cho gan, làm cho cơ thể mệt mỏi, hao tổn khí huyết.

4.3 Không dùng tỏi khi bị đau mắt.

Khi bị đau mắt không dùng tỏi vì tỏi có chứa thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.

4.4 Không ăn tỏi cùng trứng, cá trắm, thịt gà, thịt chó

Khi ăn tỏi cùng những thực phẩm này sẽ có những phản ứng hoá học tương khắc có hại cho cơ thể bạn.

4.5 Không dùng tỏi khi bị đi tả

Do tỏi chứa acillin gây kích thích thành ruột, gây phù nề, nghẽn mạch máu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

hoa_toi
Hoa tỏi

4.6 Không sử dụng cho người bị bệnh gan

Do tỏi có tính nhiệt, vị cay nên khi người bị bệnh gan ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, làm nóng gan, làm bệnh nặng hơn.

4.7 Người suy nhược cơ thể không ăn tỏi.

Theo Đông Y, ăn nhiều tỏi sẽ làm tiêu tan khí huyết, hao huyết nên khi bị mệt mỏi, suy kiệt cơ thể không ăn tỏi.

4.8 Phụ nữ có thai không ăn nhiều tỏi

Tỏi có tác dụng chống cúm hiệu quả, có tác dụng tốt cho phụ nữ có thai vì sử dụng tỏi như một kháng sinh lành tính chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, tỏi có tính nóng mạnh nên phụ nữ có thai lưu ý không sử dụng tỏi nhiều.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan