Tên 150 Vị Thuốc Đông Y Dùng Trong Y Học Cổ Truyền.

Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh. Đôngytinhhoa.vn Cung cấp cho bạn tên 150 vị thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc) hay dùng trong Y Học Cổ Truyền.

Thuốc Đông Y Hay Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông Y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.

Hầu hết các vị thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc)  thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…

1. Nguồn gốc thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc).

Thực vật, động vật, khoáng vật.

2. Sự quy kinh của thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc).

  • Muốn cho thuốc vào tạng Can chọn hoặc sao tẩm màu xanh, vị chua
  • Muốn cho thuốc vào tạng Tâm chọn hoặc sao tẩm màu đỏ, vị đắng.
  • Muốn cho thuốc vào tạng Tỳ chọn hoặc sao tẩm màu vàng, vị ngọt.
  • Muốn cho thuốc vào tạng Phế chọn hoặc sao tẩm màu trắng, vị cay.
  • Muốn cho thuốc vào tạng Thận chọn hoặc sao tẩm màu đen, vị mặn.

3.Tính, vị của thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc)

Tính: có 4 tính.

  • Hàn (lạnh), Lương (mát)
  • Ôn (ấm), Nhiệt (nóng).
  • Có những vị không lạnh, không mát, không nóng, không ấm được gọi là tính Bình.

Vị: có 5 vị.

  • Toan = chua
  • Khổ = đắng
  • Cam = ngọt
  • Tân = cay
  • Hàm = mặn
  • Có những vị thuốc không thuộc trong 5 ngũ vị trên được gọi là Đạm.

4. Bộ phận dùng, tác dụng điều trị những bệnh gì của 150 vị thuốc Đông Y ( Thuốc Bắc),

Đôngytinhhoa.vn sẽ thống kê tên gọi, tính, vị , quy kinh và liều dùng qua bảng dưới đây.

Để xem bộ phận dùng, tác dụng điều trị thì click vào từng vị thuốc.

1 Thuốc giải biểu – 27 vị.

Thuốc giải biểu chia thành các nhóm sau.

Thuốc phát tán phong hàn (5 vị): Quế Chi, Sinh khương, Tía Tô, Kinh Giới, Bạch Chỉ.

Vị cay (tân) tính ấm (ôn) Tân ôn, giải biểu

1Quế ChiVị cay; tính ấmPhế, tâm, bàng quang6 – 8g
2Sinh khươngVị cay; tính ấmPhế, Tỳ, Vị6-16g
3Tía TôVị cay; tính ấmTỳ, Phế6-12g
4Kinh GiớiVị cay; tính ấmTỳ, Phế4-10g
5Bạch ChỉVị cay; tính ấmPhế, Tỳ, Vị4-12g

 

Thuốc phát tán phong nhiệt (6 vị): Cát căn, Bạc Hà, Tang diệp, Cúc Hoa, Lá cây Cối Xay, Mạn Kinh Tử.

Vị cay (tân), tính mát ( lương) tân lương giải nhiệt.

1Cát cănVị ngọt; Tính bìnhPhế, Tỳ, Vị, Bàng quang4-12g
2Bạc hàVị cay; Tính mátPhế, Can, Đởm4-12g
3Tang diệpVị đắng; Tính lạnhPhế, Can8-16g
4Cúc hoaVị ngọt, đắng; Tính lạnhPhế, Tỳ, Can, Thận4-20g
5Lá cối xayVị ngọt; Tính ấm6-12g
6Mạn kinh tửVị ngọt, cay; Tính bình8-12g

 

Thuốc phát tán phong thấp (16 vị): Thương Nhĩ Tử, Hy Thiêm Thảo, Tang Chi, Tang Ký Sinh, Thiên Niên Kiện, Ngũ gia Bì, Dây Đau Xương, Uy Linh Tiên, Cây Xấu Hổ, Lá Lốt, Thổ Phục Linh, Thương Truật, Phòng Phong , Khương Hoạt (bắc), Độc Hoạt.

Có nhiều vị cay, ấm ( tân, ôn), có tính mát hoặc tính bình dùng trong chữa phong thấp khác nhau.

1Thương nhĩ tửVị ngọt; Tính ấmPhế, Can6-12g
2Hy thiêm thảoVị đắng; Tính lạnhCan, Thận12-16g
3Tang chiVị đắng; Tính bìnhCan, Phế8-16g
4Tang ký sinhVị đắng; Tính bìnhThận, Can12-24g
5Thiên niên kiệnVị cay, đắng; Tính nóngCan, Thận6-12g
6Ngũ gia bìVị cay; Tính ấmPhế, Can, Thận6-12g
7Dây đau xươngVị đắng; Tính mátCan6-12g
8Uy linh tiênVị cay; Tính ấmBàng quang6-12g
9Cây trinh nữVị ngọt; Tính bìnhPhế6-12g
10Lá lốtVị nồng; Tính ấmTỳ, Vị, Can, Đởm6-12g
11Thổ phục linhVị ngọt; Tính bìnhCan, Vị8-12g
12Thương truậtVị đắng, cay; Tính ấmTỳ, Vị8-12g
13Mộc quaVị chua, chat; Tính ấmTỳ, Phế, Can, Thận6-12g
13Mộc quaVị chua, chat; Tính ấmTỳ, Phế, Can, Thận6-12g
14Phòng phongVị cay, ngọt; Tính hơi ấmPhế, Vị, Can, Tam tiêu6-12g
15Khương hoạt (bắc)Vị cay; Tính ấmCan, Thận, Bàng quang4-12g
16Độc hoạtVị cay; Tính ấmCan, Thận, Bàng quang6-12g

 

2 Thuốc thanh nhiệt – 30 vị.

Thuốc thanh nhiệt tả hoả ( chữa sốt cao) (6 vị): Thạch Cao, Chi tử, Trúc Diệp, Lô Căn, Thảo Quyết Minh, Hạ Khô Thảo (bắc).

Là thuốc chữa các trường hợp hỏa độc phạm vào phần khí hay kinh dương (chữa nguyên nhân) sốt cao, mạch hồng, lưỡi vàng, khô….

1Thạch caoVị cay; Tính lạnhPhế, Vị, Tam tiêu6-12g
2Chi tửVị đắng; Tính lạnhTâm, Phế, Can, Vị4-12g
3Trúc diệpVị ngọt; Tính lạnhTâm, Phế, Vị4-24g
4Lô cănVị ngọt; Tính mátPhế, Tỳ, Thận, Tâm20-40g
5Thảo quyết minhVị mặn, đắng; Tính bình,Can, Thận8-12g
6Hạ Khô Thảo

 

Thuốc thanh nhiệt giải độc (6 vị): Kim Ngân hoa, Bồ Công Anh, Xạ Can, Sài Đất, Ngư Tinh Thảo, Cỏ Mần Trầu.

Thuốc có tính hàn lương để chữa các bệnh gây ra chứng hỏa, nhiệt ở lý, có tác dụng kháng sinh trống viêm.

Chú ý: Khi bệnh còn ở biểu hoặc trường hợp mất máu nhiều giả nhiệt dùng cẩn thận trong trường hợp tì, vị hư nhiệt.

1Kim ngân hoaVị ngọt; tính lạnhPhế, Tỳ, Tâm12-40g
2Bồ công anhVị đắng; Tính lạnhCan, Vị8-12g
3Xạ can (có độc)Vị đắng; Tính hơi hànCan, Thận, Tâm bào4-6g
4Sài đấtVị đắng; Tính mátTâm, Phế, Vị20-30g
4Sài đấtVị đắng; Tính mátTâm, Phế, Vị20-30g
5Ngư tinh thảoVị cay; Tính lạnhCan, Phế12-30g
6Cỏ mần trầuVị ngọt; Tính mát16-30g

 

Thuốc thanh nhiệt táo thấp (9 vị): Nhân Trần, Hoàng liên, Phèn Đen, Nha đảm tử(Sầu Đâu Rừng), Vàng Đằng, Khổ Sâm, Cỏ Sữa, Hoàng Bá Nam, Xuyên Tâm Liên.

Vị thuốc đắng, lạnh dùng chữa bệnh do thấp nhiệt gây ra các bệnh (nhiễmkhuẩn đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa…); Bệnh ngoài da bội nhiễm: ghẻ lở, nhiễm trùng, viêm tuyến mang tai.

1Nhân trầnVị đắng; Tính ônCan đởm, Bàng quang8-16g
2Hoàng liênVị đắng; Tính lạnhTâm, Can, Đởm, Phế, Tỳ, Vị4-12g
3Vàng đằngVị đắng; Tính lạnhPhế, Tỳ, Can6-12g
4Khổ sâmVị đắng; Tính lạnhVị, Đại tràng4-10g
5Cỏ sữaVị chua; Tính mátPhế, Bàng quang, Đại tràng16-30g
6Hoàng bá namVị đắng; Tính hànThận, Tỳ, Bàng quang4-12g
7Hoàng cầmVị đắng; Tính hànĐại trường, Tâm, Phế, Đởm, Bàng quang4-12g

 

Thuốc thanh nhiệt giải thử (4 vị): Liên Diệp, Nước Ép Dưa Hấu, Hương Nhu Tía, Bạch Biển Đậu.

Những bài thuốc dùng chữa những bệnh sốt về mùa hè thuộc phạm vi chứngthử có các triệu chứng chính là: sốt, khát nước, ra mồ hôi, mệt mỏi, mạch hư, thường là chứng nhiệt kiêm thấp thường kèm theo khí hư.

1Lá senVị đắng; Tính bìnhTâm, Vị4-12g
2Tây qua (nước ép dưa hấu)Vị ngọt; Tính mátTâm, Phế, Tỳ, Vị50-100ml
3Hương nhu tíaVị cay; Tính ấmPhế, Vị8-20g
4Bạch biển đậuVị ngọt; Tính ấmTỳ, Vị6-12g

 

Thuốc thanh nhiệt lương huyết (5 vị): Sinh Địa, Huyền Sâm, Bạch mao căn, Hạn Liên thảo(Cỏ Nhọ Nồi), Địa Cốt Bì.

Những bài thuốc Thanh nhiệt lương huyết có tác dụng thanh vinh làm mát huyết, thường dùng để chữa những chứng viêm nhiễm; tà khí đã nhập vào vinh phận và huyết phận, triệu chứng: có sốt cao, khát nước hoặc không khát, bứt rứt khó ngủ, hôn mê nói sảng hoặc có những triệu chứng xuất huyết như: phát ban, thổ huyết, khái huyết, tiện huyết, chảy máu mũi, v..v.. chót lưỡi đỏ, mạch sác có lực

1Sinh địaVị ngọt, đắng; Tính lạnhCan, Thận, Tâm12-40g
2Huyền sâmVị đắng, mặn; Tính lạnhPhế, Tâm, Tỳ, Vị, Thận4-16g
3Bạch mao cănVị ngọt; Tính lạnhTâm, Tỳ, Vị8-12g
4Hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi)Vị ngọt; Tính mátCan, Thận6-12g
5Địa cốt bìVị ngọt; Tính bìnhPhế, Can, Thận, Tam tiêu8-16g

 

3 Thuốc trừ hàn – 8 vị

Thuốc trừ hàn (6 vị): Can Khương, Thảo Quả, Ngải Cứu, Củ Riềng (Cao Lương Khương), Đại Hồi, Xuyên Tiêu.

1Can khươngVị cay; Tính nóngTỳ, Vị, Tâm, Phế4-6g
2Thảo quảVị cay; Tính ấmTỳ, vị4-6g
3Ngải cứuVị cay, đắng; Tính ấmThận, Phế, Tâm, Can, Tỳ4-10g
4Cao lương khương (củ riềng)Vị cay; Tính ấmTỳ, Vị6-10g
5Đại hồiVị cay, ngọt; Tính ấmTỳ, Vị, Thận, Can4-6g
6Xuyên tiêu

 

4 Thuốc hồi dương cứu nghịch (2 vị): Phụ Tử Chế, Nhục Quế.

1Phụ tử chếVị cay, ngọt; Tính rất nóngTâm, Thận, Tỳ4-12g
2Nhục quếVị cay, ngọt; Tính rất nóngThận, Tỳ, Tâm, Can4-6g

 

5  Thuốc lợi tiểu (7 vị): Mã Đề, Ý Dĩ, Đăng Tâm, Tỳ Giải, Trạch Tả, Kim Tiền Thảo, Thông Thảo.

1Mã đềVị ngọt; Tính lạnhThận, Bàng quang, Phế4-8g
2Ý dĩVị ngọt; Tính mátTỳ, Vị, Phế, Can, Đại tràng10-30g
3Tỳ giảiVị đắng; Tính bìnhCan, Vị6-12g
4Trạch tảVị đăng; Tính lạnhThận, Bàng quang8-16g
5Kim tiền thảoVị ngọt; Tính mátCan, Đởm, Thận, Bàng quang8-20g
6Thông thảoVị ngọt; Tính lạnhPhế, Vị4-8g
7Đăng tâm

6 Thuốc hành khí (7 vị): Hương Phụ, Chỉ Xác, Đại Phúc Bì, Chỉ Thực, Sa Nhân, Trần Bì, Hậu Phác.

1Hương phụVị Cay, tính bìnhCan, tam tiêu6-12g
2Chỉ sácVị chua; Tính lạnhTỳ, Vị6-12g
3Chỉ thực
4Sa nhânVị cay, tính ấmTỳ, vị, đại trường. âm can6-12g
5Trần bìVị cay; Tính ấmPhế, Tỳ6-12g
6Đại phúc bì
7Mộc hương bắcVị cay; Tính ônTỳ, Vị4-6g

 

7 Thuốc hoạt huyết (9 vị):

Ích Mẫu, Đào Nhân, Tạo giác thích (Gai Bồ Kết), Nga Truật, Ngưu Tất, Xuyên Khung, Bồ Hoàng, Khương Hoàng, Tô Mộc.

1Ích mẫuVị cay; Tính lạnhCan, Tâm bào6-12g
2Đào nhânVị ngọt, đắng; Tính bình6-12g
3Tạo giác thích (gai bồ kết)Vị cay; Tính ấm6-12g
4Nga truậtVị đắng, cay; Tính ấmTâm, Can6-12g
5Ngưu tấtVị đắng, chua; Tính bìnhCan, Thận6-12g
6Xuyên khungVị đắng; Tính ấmĐởm, Can, Tam tiêu, Tỳ, Tâm6-12g
7Khương HoàngVị cay, đắng; Tính ônCan, Tỳ6-12g
8Bồ Hoàng
9Tô mộc

 

8 Thuốc an thần (7 vị):

Bá Tử Nhân, Lá Vông, Thạch Quyết Minh, Lạc Tiên, Liên tâm(Tâm Sen), Long Nhãn, Mẫu Lệ.

1Bá tử nhânVị ngọt; Tính bìnhTâm, Tỳ, Can6-12g
2Thạch quyết minh (vỏ con ốc cửu khổng)Vị mặn; Tính hànCan, Phế12-40g
3Lá vôngVị đắng, chát; Tính bìnhCan, Tâm8-16g
4Lạc tiên
5Liên tâm (tâm sen)Vị đắng; Tính hànTâm, Thận6-12g
6Long nhãnVị ngọt; Tính bìnhTâm, Tỳ6-12g
7Mẫu lệ (vỏ con Hàu)Vị mặn; Tính hànCan, Đởm, Thận12-40g
8Toan táo nhânVị ngọt; Tính bìnhTâm, Can, Đởm6-10g
9Thiên ma (có độc)Vị cay; Tính bìnhCan, Tỳ4-10g
10Câu đằngVị ngọt; Tính hànCan, Tâm, Tâm bào10-20g
11Viễn chíVị đắng, hơi cay; Tính ônTâm, Thận, Phế4-6g
12Sài hồVị đắng; Tính hànTâm, Đởm, Can8-16g

 

9 Thuốc cầm máu (7 vị):

Tam Thất (bắc), Bạch Cập, Huyết , Trắc Bá Diệp, Ô Tặc Cốt (Mai Mực), Liên ngẫu(Ngó Sen), Hoa Hoè.

1Tam thất (bắc)Vị ngọt, đắng; Tính ấmCan, Vị6-12g
2Bạch CậpVị ngọt; Tính bìnhTâm, Tỳ
3Huyết dụVị mặn; Tính bìnhTâm, Can, Thận6-12g
4Trắc bá diệpVị đắng; Tính mátPhế, Đại tràng, Tâm, Can4-12g
5Ô tặc cốt (mai mực)Vị mặn; Tính bình6-12g
6Liên Ngẫu ( Ngó Sen)Vị ngọt; Tính hànCan, Tâm, Tâm bào10-20g
7Viễn chíVị đắng, hơi cay; Tính ônTâm, Thận, Phế4-6g
8Hoa hòeVị ngọt, đắng; Tính mátCan, Đại tràng6-12g

 

10 Thuốc chữa ho và long đờm (10 vị):

Tỳ bà diệp (Lá Nhót Tây), Húng Chanh, Bán Hạ Chế, Bách Bộ, Bạch Quả (bắc), Tang bạch bì, Trúc nhự (Tinh Tre), La bặc tử, Hạnh Nhân, Lá Hẹ.

11 Thuốc tiêu hoá thức ăn ( tiêu thực đạo trệ) (3 vị):

Sơn Tra, Thần Khúc, Kê Nội Kim

12 Thuốc nhuận tràng (3 vị):

Ma nhân(Vừng Đen), Cây Muồng Trâu, Mơ Tam Thể.

13 Thuốc cầm ỉa chảy (4 vị):

Ô Mai, Thạch Lựu bì, Búp Ổi, Nụ Sim.

14 Thuốc chữa di tinh – chữa đái dầm (4 vị): Kim Anh Tử (bắc), Khiếm Thực(bắc), Tang Phiêu Tiêu, Liên nhục

Thuốc bổ (24 vị):

15 Thuốc bổ âm 5 vị: Sa Sâm, Thiên Môn, Mạch Môn, Thạch Hộc, Kỷ Tử (bắc)

16 Thuốc bổ dương 8 vị: Cẩu Tích, Cáp giới (Tắc Kè), Thỏ Ty Tử, Ích Trí Nhân, Ba Kích, Tục Đoạn, Đỗ Trọng (bắc), Cốt toái bổ.

17 Thuốc bổ khí 5 vị: Đảng Sâm, Hoài Sơn, Đại Táo(bắc), Bạch Truật, Hoàng Kỳ

18 Thuốc bổ huyết 6 vị: Thục Địa, Hà Thủ Ô Đỏ, Đương Quy(bắc), Tang Thầm, Kê Huyết Đằng, Bạch Thược(bắc)

 

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan