Rau sam: Từ loại cây cỏ mọc dại đến thần dược chữa bệnh. Rau sam có tác dụng gì?

Rau sam là loại cây cỏ mọc dại phổ biến ở các miền quê, thường được dùng nấu canh để thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, rau sam còn là loại thần dược chữa bệnh như: tim mạch, huyết áp, chống viêm, loét, kháng khuẩn, chữa giun, chống lão hoá. Bài viết:’’ Rau sam: Từ loại cây cỏ mọc dại đến thần dược chữa bệnh. Rau sam có tác dụng gì?” Sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn khái quát nhất về rau sam và các công dụng để chúng ta có thể sử dụng loại rau này áp dụng để chữa bệnh hiệu quả.

1. Rau sam

1.1 Rau sam là gì?

Rau sam còn gọ là mã xỉ hiện, pourpier, tên khoa học Portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam Portulacaceae.

tac-dung-cua-cay-rau-sam
Cây rau sam

1.2 Mô tả cây

Rau sam là loại cỏ sống quanh năm, có nhiều cành mầm và thân nhẵn. Thân rau sam có màu đỏ nhạt, dài từ 10 đến 30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày mặt bóng dài 2cm, rộng từ 8-14mm. Những lá phía trên hợp thành một khối bao quanh các hoa. Hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bẳng 1 nắp. Trong có chứa nhiều hạt đen bóng.

1.3 Phân bố, thu hái và chế biến

Rau sam mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới, ở châu Á rau sam có phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước châu Âu, Rau sam được trồng để làm rau ăn vì có vị chua dễ chịu. Ở Việt Nam, rau sam có ở những nơi ẩm ướt, hiện giờ chỉ thu hoạch rau mọc hoang ở các luống rau, vườn chứ không trồng như rau.

Người dân thường hái rau tươi, bỏ rễ, rửa sạch dùng để ăn tươi hoặc phơi, sấy khô.

2. Thành phần hoá học của cây rau sam.

Trong rau sam có 6,49% hydrat cacbon, 0,5% chất béo, 1,8% chất protit, 2,23% tro, ngoài ra có thể có thêm vitamin C, vitamin A, Vitamin B, canxi, sắt, caroten, vitamin P, gluxit, muối kali.

Có nhiều tài liệu cho rằng vì rau sam có chứa muối kali oxalat, axit làm thông tiểu cho nên có tác dụng giải độc

3. Tác dụng dược lý của cây rau sam.

Tác dụng trên mạch máu: Rau sam có tác dụng làm co nhỏ mạch máu.

Tác dụng trên vi trùng: Rau sam có tác dụng ức chế vi trùng lỵ, vi trùng thương hàn, trực khuẩn E. Coli, trực trùng thương hàn, trực trùng lỵ, vi trùng bệnh ngoài da.

Ngoài ra rau sam có tác dụng chữa ho lâu ngày, ho lao, dùng ngoài và uống chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ.

4. Công dụng và liều dùng của rau sam

Rau ram từ lâu đã được người dân châu Á, châu Âu và nước ta dử dụng làm rau ăn. Bên cạnh đó ở Việt Nam và Trung Quốc được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông Y, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, tác dụng vào ba kinh: tâm, can, tỳ. Dưới đây là các tác dụng chữa bệnh của rau sam được Đôngytinhhoa.vn tổng hợp lại để trả lời cho bạn đọc câu hỏi rau sam có tác dụng chữa bệnh gì?

4.1 Thanh nhiệt, giải độc.

Hàng ngày nấu canh rau sam sẽ giúp cho cơ thể giải trừ độc tố, mát gan, cơ thể thoải mái, thanh nhiệt.

rau-sam-chua-benh-tim-mach
Rau sam có tác dụng chữa được nhiều bệnh

4.2 Trị bệnh đái ra máu

Nấu canh rau sam ăn hàng ngày liên tục từ 5 đến 7 ngày.

4.3 Chữa lỵ cho trẻ em

Vì rau sam có tác dụng ức chế vi trùng lỵ rất mạnh nên được dùng để chữa lỵ cho trẻ em mà không có tác dụng phụ.

Cách dùng: rau sam tươi 250g (50g rau sam khô), nước 600ml, sắc còn 100ml, 1 ml tương đương với 2,5 g rau sam tươi hoặc 0,5 g rau sam khô.

Trẻ dưới nửa tuổi: Ngày uống 4 lần, mỗi lần 5ml,

Trẻ từ nửa tuổi đến 1 tuổi uống mỗi ngày 4 lần, mỗi làn 10ml, từ 2 tuổi trở lên mỗi tuổi thêm 5ml.

4.4 Chữa giun kim

Rau sam tươi 50g, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tiếp từ 3-5 ngày.

4.5 Chữa chốc đầu cho trẻ em

Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc bôi lên chỗ bị chốc đầu hoặc đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra.

4.6 Chữa bệnh bạch đới ở phụ nữ

Giã nát 100g rau sam tươi vắt lấy nước, hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn trong vài ngày trị bệnh bạch đới hiệu quả.

Bệnh bạch đới là bệnh thường gặp ở phụ nữ với biểu hiện như ra nhiều khí hư màu trắng, loãng hoặc đặc…

4.7 Chữa sâu răng, đau răng.

Giống như chè xanh, rau sam có tác dụng chống sâu răng đau răng. Sắc cây tươi hoặc rau sam khô súc miệng hàng ngày sẽ giúp chữa sâu răng, đau răng hiệu quả.

4.8 Tác dụng chống viêm, giảm đau

Rau sam chứa chất nhầy, omega 3, và khoáng chất giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả đặc biệt là trên hệ tiêu hoá và đường tiết niệu.

4.9 Chữa bệnh trĩ

Do tác dụng chống viêm, giảm đau tốt trên đường tiêu hoá nên rau sam được dùng để điều trị bệnh trĩ vừa giúp giảm đau, cầm máu vì vậy bệnh nhân bị trĩ nên hàng ngày uống nước sắc rau sam hoặc ăn canh rau sam.

4.10 Chữa viêm nhiễm phụ khoa

Ăn nhiều rau sam cũng là bài thuốc để chữa viêm phụ khoa ở phụ nữ do rau sam có tính kháng khuẩn cao nhưng ít người biết đến vì rau sam chỉ là loài cây mọc dại nên không được chú ý nhiều. Bên cạnh đó rau sam còn hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa như: bệnh lậu, sùi mào gà

4.11 Tác dụng tốt cho tim mạch.

Rau sam có chứa omega 3 có tác dụng cải thiện tim mạch hiệu quả, làm tăng sức bền thành mạch

 4.12 Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Rau sam hỗ trợ bệnh cao huyết áp do có chứa omega3 và kali với hàm lượng cao giúp điều chỉnh lượng cholesteron trong máu, giữ cho huyết áp ổn định.

4.13 Chống oxy hoá, làm đẹp da.

Ngoài trà xanh, trầu không, rau sam còn là một chất chống oxy hoá tốt do chứa nhiều vitamin như: vitamin C, vitamin A, Vitamin B, canxi, sắt, caroten, vitamin P giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá, giảm vết nhăn, làm đẹp da.

4.14 Chống viêm loét dạ dày.

Rau sam chống loét dạ dày rất tốt do có chứa chất nhầy giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày, thúc đẩy tiêu hoá.

4.15 Tác dụng lợi tiểu.

Rau sam có chứa muối kali oxalat, axit làm thông tiểu, lợi tiểu cho nên có tác dụng giải độc.

4.16 Tác dụng giúp hạ đường huyết

Rau sam giúp hạ đường huyết một cách dễ dàng nên được khuyên dùng cho những người có đường máu cao, tiểu đường. Bên cạnh đó rau sam còn có tác dụng chống viêm, chống loét nên có tác dụng hỗ trợ tốt các biến chứng của bệnh tiểu đường.

4.17 Chữa bệnh ho, ho lao

Từ xưa, Đông Y Trung Quốc đã dùng rau sam chữa bệnh ho lao, ho lâu ngày dùng nước sắc hoặc ăn canh rau sam.

4.18 Chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da.

Rau sam chứa các chất ức chế vi trùng nên được dùng để chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da bằng cách giã nát rau sam tươi đắp lên vết thương hoặc đun nước tắm.

 

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Cây chè xanh và 18+ tác dụng của cây chè xanh. Vì sao nên thường xuyên uống chè xanh?

Lá cây trầu không với 23 tác dụng chữa bệnh của lá cây trầu không.

Bài viết của Dongytinhhoa.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Tin Liên Quan