Bệnh Chlamydia là gì? Cách chữa bệnh Chlamydia tận gốc, an toàn, hiệu quả hiện nay.

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ.  Bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Chlamydia cũng có thể gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài dạ con), có thể gây tử vong tiềm ẩn. Nếu được điều trị đúng cách bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Dưới đây Đôngytinhhoa.vn sẽ giới thiệu cho bạn:”Cách chữa bệnh Chlamydia tận gốc, an toàn, hiệu quả hiện nay.” để bạn có kiến thức về

1. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia

Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chlamydia có ba loài như sau:

  • Chlamydia psittaci: thường có ở chim, có thể lây cho người gây sốt vẹt.
  • Chlamydia pneumoniae: gây bệnh đường hô hấp, lây từ người sang người.
  • Chlamydia trachomatis: gây bệnh đường sinh dục và bệnh đau mắt hột.

2. Triệu chứng bệnh Chlamydia là gì?

Hầu hết người nhiễm chlamydia đều không có triệu chứng. Nếu bạn có triệu chứng, chúng có thể chỉ xuất hiện một vài tuần sau khi bạn quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh. Ngay cả khi chlamydia không gây ra các triệu chứng, nó có thể gây tổn thương hệ sinh sản của bạn.

2.1 Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới:

  • Dịch bất thường từ dương vật, dịch thường có màu vàng hoặc trắng, thường thấy rõ vào sáng sớm.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có thể thấy tiểu rắt.
  • Sưng đau một bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

2.2 Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nữ giới:

  • Tiết dịch âm đạo, khí hư bất thường (dịch màu vàng nhạt hoặc trắng).
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Nam nữ giới quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ âm đạo) còn có thể có bị chlamydia ở phần trực tràng, với các biểu hiện sau:

  • Đau vùng trực tràng
  • Tiết dịch
  • Chảy máu

⇒ Bạn nên để bác sĩ kiểm tra nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này hoặc nếu bạn tình của bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hoặc các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), ví dụ như đau bất thường, tiết dịch có mùi, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện hoặc ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

3. Bệnh chlamydia lây truyền bằng cách nào?

Bạn có thể bị nhiễm chlamydia khi quan hệ tình dục qua âm đạo hoặc bằng miệng, hậu môn với người nhiễm chlamydia.

Nếu bạn tình của bạn là nam giới, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh chlamydia ngay cả khi người đó không xuất tinh (phóng tinh).

Nếu bạn đã từng nhiễm chlamydia và được điều trị trước đây, bạn vẫn có thể bị nhiễm lại nếu quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm chlamydia.

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể truyền chlamydia sang em bé trong khi sinh.

4. Xét nghiệm bệnh Chlamydia – Chẩn đoán bệnh Chlamydia

Để chẩn đoán làm các xét nhiệm sau:

– Nuôi cấy      70 – 80%      đặc hiệu > 99%

– Kháng thể huỳnh quang trực tiếp ( DFA ) độ nhạy 65 – 70%

– Phương pháp miễn dịch men ( EIA ) 50 – 65% ) > đặc hiệu 95 %

– Phản ứng chuỗi Polymerase ( PCR )  và ligase chain reaction ( LCR ) độ nhạy 60-70 %. Độ đặc hiệu 95%.

Huyết thanh học Micro immuno fluorescene ( MIF )

Enzyme linked immunosorbent assay  ( ELISA )

NAATs xét nghiệm khuyếch đại Nucleic acid. bệnh phẩm và có thể dùng nước tiểu độ nhạy 85 – 90% độ đặc hiệu 98%

5. Cách chữa bệnh Chlamydia hiện nay, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả!

Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị càng sớm ( Càng sớm càng tốt, hạn chế biến chứng và tiết kiệm chi phí)
– Điều trị đúng phác đồ
– Điều trị cho cả bạn tình
– Xét nghiệm chuyên sâu sau điều trị, định kỳ
– Kêt hợp điều trị cùng bệnh lậu
Chlamydia có thể được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bạn sử dụng tất cả các thuốc mà bác sĩ kê đơn để chữa khỏi bệnh truyền nhiễm này. Khi dùng đúng cách, thuốc sẽ ngăn sự lây nhiễm và có thể làm giảm khả năng mắc các biến chứng về sau. Không nên dùng chung thuốc điều trị chlamydia với bất kỳ ai.
Việc bị lây nhiễm lại chlamydia khá phổ biến. Bạn nên đi xét nghiệm lại khoảng ba tháng sau khi được điều trị, ngay cả khi (các) bạn tình của bạn đã được điều trị.
Điều trị bệnh Chlamydia cấp tính và mạn tính hoàn toàn  khác nhau. Tây y điều trị Chlamydia theo phác đồ được khuyến cáo hàng năm. Nhưng với việc ngày càng gia tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn gây bệnh lậu nói riêng việc việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh lậu đang gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ kháng thuốc của bệnh lậu rất cao. Kháng sinh chỉ ức chế tạm thời được vi khuẩn một thời gian sau đó bệnh nhân lại tái phát lại các triệu chứng trên.
Đông Y với lịch sử lâu đời, có nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh lý mạn tính, chú trọng đến điều trị  toàn thân nâng cao sức đề kháng, ít tác dụng phụ khi dùng lâu dài và không có kháng thuốc, chính vì vậy việc kết hợp đông và tây y trong điều trị Chlamydia mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn cần điều trị bệnh Chlamydia, kể cả trường hợp mạn tính kháng thuốc mà tất cả những nơi khác chưa điều trị khỏi hãy liên hệ với bác sỹ Minh. Nhà bác sỹ có thuốc Đông Y gia truyền có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Trước và sau khi điều trị bạn được bác sỹ Minh 0986.141.071 cho bạn làm xét nghiệm trong BV 103 để bạn hoàn toàn yên tâm là bạn đã khỏi bệnh.
vi khuan chlamydia
                                           Vi khuẩn chlamydia

6. Chuyện gì xảy ra nếu tôi không được điều trị chlamydia?

Tổn thương ban đầu mà chlamydia gây ra thường không được chú ý. Tuy nhiên, chlamydia có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu bạn là nữ giới, chlamydia không được điều trị có thể lan tới tử cung và ống dẫn trứng (ống mang trứng đã thụ tinh từ buồng trứng vào tử cung), gây bệnh viêm vùng chậu (PID). PID thường không có triệu chứng, tuy nhiên một số phụ nữ có thể bị đau bụng và đau vùng chậu. Ngay cả khi không gây ra các triệu chứng ban đầu, PID có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn đến hệ sinh sản của bạn và dẫn đến đau vùng chậu lâu dài, mất khả năng mang thai và thai ngoài tử cung (mang thai bên ngoài dạ con) có khả năng gây tử vong tiềm ẩn.

Nam giới hiếm khi gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến chlamydia. Sự nhiễm trùng đôi khi lan sang ống dẫn tinh từ tinh hoàn, gây đau và sốt. Hiếm khi chlamydia có thể khiến nam giới mất khả năng sinh con.

Chlamydia không được điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm hoặc truyền HIV – vi rút gây bệnh AIDS.

7. Cách phòng tránh chlamydia như thế nào?

Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm chlamydia bằng cách:

  • Không quan hệ tình dục;
  • Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài cả hai phía với người bạn đời đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD);
  • Sử dụng bao cao su latex và tấm bảo vệ miệng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

Bạn nào còn thắc mắc xin lãy liên hệ với bác sỹ để được tư vấn trực tiếp: 0986.141.071

Tin Liên Quan